09:28 - 09/11/2024

Thành phần của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh gồm những ai?

Xin hỏi thành phần của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh gồm những ai?

Nội dung chính

    Thành phần của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh gồm những ai?

    Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định về thành phần của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh như sau:

    Thành phần của Hội đồng giám định y khoa

    1. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:

    a) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);

    b) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;

    c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

    2. Thành phần Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương:

    a) Chủ tịch là Lãnh đạo của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế được Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ;

    b) Một Phó Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan thường trực quy định tại khoản 3 Điều 161 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);

    c) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.

    3. Thành phần Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối:

    a) Chủ tịch là Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

    b) Một Phó Chủ tịch là Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định y khoa phúc quyết;

    c) Các Ủy viên là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định y khoa phúc quyết.

    Như vậy, thành phần của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh gồm:

    +) Chủ tịch là Lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giám định y khoa;

    +) Hai Phó Chủ tịch: Một Phó Chủ tịch thường trực là Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh; một Phó Chủ tịch chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh;

    +) Các Ủy viên phải là giám định viên, trong đó Ủy viên thường trực là viên chức thuộc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

    Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh là gì?

    Theo Điều 14 Thông tư 01/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh như sau:

    Tiêu chuẩn giám định viên, thành viên Hội đồng giám định y khoa

    1. Tiêu chuẩn giám định viên:

    a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên khoa được bổ nhiệm;

    b) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.

    2. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh:

    a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;

    b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;

    c) Có các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    3. Tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp trung ương và Hội đồng giám định khoa phúc quyết lần cuối:

    a) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ y khoa;

    b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 05 (năm) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;

    c) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    4. Tiêu chuẩn giám định viên là thành viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ:

    a) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định lần đầu, giám định lại: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa các Bộ có thẩm quyền giám định phúc quyết: Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này.

    Theo đó, tiêu chuẩn giám định viên là ủy viên thường trực và ủy viên chuyên môn của Hội đồng giám định khoa cấp tỉnh gồm:

    +) Có trình độ chuyên môn là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên;

    +) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên khoa tối thiểu 03 (ba) năm, kể cả thời gian theo học chuyên khoa đó;

    +) Có chứng nhận đào tạo hoặc đào tạo liên tục hoặc tập huấn về giám định y khoa do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.

    Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là gì?

    Tại Điều 11 Thông tư 01/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/04/2023) quy định về nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh như sau:

    - Đề xuất việc thành lập, kiện toàn Hội đồng giám định y khoa, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa.

    - Tiếp nhận, rà soát, giải quyết hồ sơ đề nghị giám định y khoa thực hiện theo quy định Nghị định 131/2021/NĐ-CP .

    - Thực hiện giám định y khoa theo trình tự quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

    - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất công tác chuyên môn nghiệp vụ giám định y khoa, công tác tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho hoạt động giám định y khoa.

    - Giải quyết hoặc đề xuất giải quyết đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giám định y khoa.

    - Quản lý con dấu của Hội đồng giám định y khoa.

    - Lưu hồ sơ giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

    - Hằng năm tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động giám định y khoa về cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.

    Trân trọng!

    7