Quan hệ phối hợp công tác giữa Cục Công tác phía Nam với Tổng cục Thi hành án dân sự về công tác tổ chức, cán bộ như thế nào?
Nội dung chính
Quan hệ phối hợp công tác giữa Cục Công tác phía Nam với Tổng cục Thi hành án dân sự về công tác tổ chức, cán bộ như thế nào?
Quan hệ phối hợp công tác giữa Cục Công tác phía Nam với Tổng cục Thi hành án dân sự về công tác tổ chức, cán bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế phối hợp công tác giữa Cục Công tác phía Nam với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1682/QĐ-BTP năm 2014, cụ thể:
1. Trách nhiệm của Cục Công tác phía Nam:
- Theo dõi nắm thông tin, tình hình về cán bộ, công chức, nội bộ cơ quan thi hành án dân sự tại Khu vực và thông báo đến Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, giải quyết;
- Thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của Tổng cục Thi hành án dân sự về công tác cán bộ.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự:
Tổng cục Thi hành án dân sự có văn bản thông báo hoặc ủy quyền cho Cục Công tác phía Nam thực hiện các công việc:
- Làm việc với Cấp ủy, Lãnh đạo địa phương về công tác cán bộ của Cục Thi hành án dân sự;
- Công bố các Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự các địa phương tại Khu vực;
- Thực hiện quy trình bước 1, bước 2 trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tại Khu vực;
- Thực hiện thủ tục (ban đầu) trong quy trình xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Thi hành án dân sự tại Khu vực;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác cán bộ của các Cục Thi hành án dân sự tại Khu vực.