Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý?
Nội dung chính
Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý được quy định tại Điều 19 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý như sau:
- Cung cấp cho Bộ Tư pháp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp theo quy định của Nghị định này.
- Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp và tính xác thực của hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý gửi đến Bộ Tư pháp.
- Trường hợp không thể cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý phải có thông báo chính thức cho Bộ Tư pháp về việc không thể cung cấp được thông tin, tài liệu.
- Trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không hợp pháp hoặc không đảm bảo tính xác thực, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả của việc cung cấp thông tin đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP.