10:18 - 18/12/2024

Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt và hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định hiện hành?

Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt và hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định hiện hành thế nào?

Nội dung chính

    Phạm tội chưa đạt theo Bộ luật Hình sự là gì?

    Căn cứ tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

    Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

    Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt và hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định hiện hành?

    Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt và hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định hiện hành?

    Thế nào là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

    Căn cứ tại Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khôngthực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được hiểu là khi người phạm tội tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

    Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt và hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định hiện hành?

    Căn cứ tại Điều 15, Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    Giống nhau: Hành vi phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều có kết quả chung là hậu quả của việc phạm tội không xảy ra.

    Khác nhau:

    Tiêu chí

    Phạm tội chưa đạt

    Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội

    Khái niệm

    Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản.

    Nguyên nhân dẫn đến hành vi

    Do nguyên nhân khách quan, không nằm trong ý muốn của người phạm tội nên người phạm tội không đạt được hậu quả phạm tội mà mình muốn thực hiện.

    Do nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ ý chí của người phạm tội nhận ra hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên tự ý dừng việc phạm tội.

    Hậu quả pháp lý

    Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.


    Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội có được miễn trách nhiệm hình sự không?

    Căn cứ tại Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Theo đó, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
    1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
    2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
    3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Như vậy, việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

    Theo đó, đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

    5