14:14 - 09/11/2024

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về Polymer trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?

Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về Polymer trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao? Kiến thức môn hoá học về pin điện và điện phân trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì? Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về kim loại trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về Polymer trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?

    1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về Polymer trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?

    Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn hoá học về Polymer trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau: 

    TT

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    18

    Polymer

    Đại cương về polymer

    - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybutadiene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), nylon-6,6).

    - Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học).

    - Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.

    Chất dẻo

    - Nêu được khái niệm về chất dẻo.

    - Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).

    - Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp để hạn chế sử dụng một số loại chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.

    - Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.

    - Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,...), tơ nhân tạo (tơ tổng hợp như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,... và tơ bán tổng hợp (tơ visco, tơ cellulose acetate).

    Cao su

    - Nêu được khái niệm cao su, cao su thiên nhiên, cao su nhân tạo.

    - Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N).

    - Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N).

    2. Kiến thức môn hoá học về pin điện và điện phân trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?

    Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về pin điện và điện phân trong chương trình trung học phổ thông như sau:

    TT

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    19

    Pin điện và điện phân

    Thế điện cực và nguồn điện hoá học

    - Mô tả được cặp oxi hoá - khử kim loại.

    - Nêu được giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử, khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn.

    - Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để: So sánh được tính khử, tính oxi hoá giữa các cặp oxi hoá - khử kim loại; Dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử.

    - Tính được sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử. Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani.

    Điện phân

    - Trình bày được nguyên tắc (thứ tự) điện phân dung dịch, điện phân nóng chảy.

    - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm điện phân dung dịch copper(II) sulfate, dung dịch sodium chloride (tự chế tạo nước Javel để tẩy rửa).

    - Nêu được ứng dụng của một số hiện tượng điện phân trong thực tiễn (mạ điện, tinh chế kim loại).

    - Trình bày được giai đoạn điện phân aluminium oxide trong sản xuất nhôm (aluminium), tinh luyện đồng (copper) bằng phương pháp điện phân, mạ điện.

    - Viết được phương trình điện phân dung dịch NaCl, CuSO4, điện phân nóng chảy aluminium oxide.

    3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về kim loại trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

    Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về kim loại trong chương trình trung học phổ thông như sau: 

    TT

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    20

    Đại cương về kim loại

    Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại

    - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại.

    - Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại.

    Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại

    - Trình bày được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim.

    - Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim).

    - Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.

    - Trình bày được các tính chất hoá học cơ bản của kim loại, viết được phương trình minh hoạ.

    + Tác dụng với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh).

    + Tác dụng với H2O.

    + Tác dụng với acid (HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc).

    + Tác dụng với dung dịch muối

    - Thực hiện/quan sát video một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H2SO4), muối, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.

    Quặng, mỏ kim loại trong tự nhiên và các phương pháp tách kim loại

    - Nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng, mỏ kim loại phổ biến.

    - Trình bày được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như sodium, magnesium, nhôm (aluminium); Phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); Phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper).

    - Trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến sắt, nhôm, đồng...

    Hợp kim

    - Trình bày được khái niệm hợp kim và việc sử dụng phổ biến hợp kim.

    - Nêu được thành phần, tính chất và ứng dụng một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,...).

    Sự ăn mòn kim loại

    - Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim trong tự nhiên.

    - Trình bày được các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.

    - Thực hiện được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm ăn mòn điện hoá đối với sắt và thí nghiệm bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và nhận xét.

     Trân trọng!

    10