Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công được quy định như thế nào?
Bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công là việc gia cố tài liệu có tình trạng vật lý kém (bị mủn, giòn, dễ gẫy nát, dính bết, rách) bằng loại giấy và hồ dán chuyên dụng để tăng độ bền của tài liệu.
Tại Điều 4 Thông tư 12/2014/TT-BNV quy định Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công như sau:
(1) Định mức lao động bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công (Tsp) là thời gian lao động hao phí để thực hiện bồi nền 01 tờ tài liệu, được tính bằng tổng của định mức lao động trực tiếp (Tcn), định mức lao động phục vụ (Tpv) và định mức lao động quản lý (Tql): Tsp = Tcn + Tpv + Tql.
- Định mức lao động bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công đối với 01 tờ tài liệu (khổ A4) quy định tại Phụ lục I đính kèm.
Trường hợp bồi nền hai mặt, định mức lao động tại các bước 4a, 4b, 4c, 4d, 4e được tính hệ số 2 so với mức lao động quy định tại Phụ lục I.
- Định mức lao động đối với tài liệu có tình trạng vật lý kém và khổ giấy của tài liệu khác khổ A4, được tính hệ số k so với các định mức lao động quy định tại Phụ lục I, cụ thể:
- Đối với tài liệu có tình trạng vật lý kém (bị dính bết nhiều), định mức lao động tại bước 3b: (k1) = 1,5.
- Đối với tài liệu có kích thước khác A4, định mức lao động tại các bước 3c và 4: (k2)
+ Tài liệu khổ A5: (k2) = 0,8;
+ Tài liệu khổ A3: (k2) = 1,5;
+ Tài liệu khổ A2: (k2) = 2,5;
+ Tài liệu khổ A1: (k2) = 5;
+ Tài liệu khổ A0: (k2) = 10.
(2) Mức vật tư, văn phòng phẩm bồi nền tài liệu giấy bằng phương pháp thủ công quy định tại Phụ lục II đính kèm.