10:55 - 13/02/2025

Những trường hợp không được tổ chức dạy thêm từ 2025?

Những trường hợp không được tổ chức dạy thêm từ 2025? Giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường đăng ký kinh doanh dạy thêm ở đâu?

Nội dung chính

    Những trường hợp không được tổ chức dạy thêm từ 2025?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:

    - Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

    - Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

    - Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

    Những trường hợp không được tổ chức dạy thêm từ 2025?Những trường hợp không được tổ chức dạy thêm từ 2025? (Hình từ Internet)

    Giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường đăng ký kinh doanh dạy thêm ở đâu?

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:

    Cơ quan đăng ký kinh doanh
    1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
    a) Ở cấp tỉnhPhòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
    Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
    b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
    2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

    Như vậy, giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có thể đăng ký kinh doanh dạy thêm tại cơ sở cơ quan sau:

    - Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

    - Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Giáo viên tổ chức dạy thêm không đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh như sau:

    Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
    b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
    c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
    d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
    Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
    b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
    b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

    Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt đối với vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:

    Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
    ...
    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
    b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
    Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
    ...

    Như vậy, giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường theo hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Trường hợp, giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường theo hình thức doanh nghiệp mà không thực hiện đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

    Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp 02 lần đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

    Trách nhiệm kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên?

    Căn cứ Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
    1. Chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
    2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
    3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.

    Tại Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:

    Trách nhiệm của Hiệu trưởng
    1. Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.
    3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.
    4. Xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
    5. Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật đối với giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường.

    Đồng thời, hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp theo dõi và kiểm tra hoạt động dạy thêm của giáo viên trong trường.

    Lưu ý: Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14/02/2025.

    21
    Chủ quản: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 03/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/02/2025 Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ