Hướng dẫn tra cứu MST người phụ thuộc và người nộp thuế online mới nhất năm 2025? Mua nhà đất TP HCM cá nhân phải chịu các khoản thuế nào?
Nội dung chính
Hướng dẫn tra cứu MST người phụ thuộc và người nộp thuế online mới nhất năm 2025
Mã số thuế người phụ thuộc là gì?
Mã số thuế (MST) của người phụ thuộc là một dãy gồm 10 chữ số do cơ quan thuế cấp cho những người phụ thuộc của cá nhân, nhằm phục vụ mục đích giảm trừ gia cảnh trong việc tính toán thuế thu nhập cá nhân và đảm bảo các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước.
Mã số thuế này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý thuế trở nên hiệu quả hơn, đồng thời giúp cá nhân nộp thuế theo dõi được tình trạng nộp thuế và việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của chính mình.
Hướng dẫn tra cứu MST người phụ thuộc và người nộp thuế online mới nhất năm 2025
Có 3 cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc như sau:
Cách 1: Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc online qua hệ thống thuế điện tử
Bước 1: Truy cập vào website hệ thống thuế điện tử: https://thuedientu.gdt.gov.vn.
Bước 2: Chọn "Doanh nghiệp", sau đó sẽ hiển thị màn hình đăng nhập.
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản của doanh nghiệp mà cá nhân đang làm việc.
Bước 4: Chọn mục “Khai Thuế” ➞ “Tra cứu thông báo” ➞ tại mục “Loại thông báo” chọn “Gửi kết quả cấp mã số thuế cho người phụ thuộc” ➞ chọn “Tra cứu”.
Bước 5: Màn hình sẽ hiển thị kết quả và chọn tải về để xem thông tin.
Cách 2: Tra cứu mã số thuế cá nhân người phụ thuộc qua App Etax Mobile trên điện thoại
Bước 1: Tải phần mềm Etax Mobile về điện thoại và đăng ký tài khoản bằng mã số thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế;
Bước 2: Chọn mục “Tra cứu người phụ thuộc”;
Bước 3: Nhấn vào “Thông tin người phụ thuộc” sẽ hiện ra các thông tin chi tiết.
Cách 3: Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc trên hệ thống HTKK
Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm hỗ trợ khai thuế HTTK và đăng nhập.
Bước 2: Click chọn "Tra cứu" > Chọn "Tra cứu thông báo" > Chọn "V/v: Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc" và ấn "Tra cứu". Lúc này, màn hình sẽ hiển thị kết quả, chọn tải về nếu muốn.
Cách 4: Tra cứu MST người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế
Nếu cá nhân nộp thuế đã từng tính giảm trừ gia cảnh và có người phụ thuộc thì có thể mang giấy tờ tùy thân lên trực tiếp một trong các cơ quan sau để xin lại thông tin:
Cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập nơi phát sinh đăng ký người phụ thuộc;
Cơ quan thuế nơi cư trú của người nộp thuế.
Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN online năm 2025
Để thực hiện quyết toán thuế TNCN online năm 2025 trên Thuedientu, cá nhân thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập trang web của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://canhan.gdt.gov.vn/
Chọn “Cá nhân”
Bước 2: Đăng nhập hệ thống
- Nhập “mã số thuế” và nhập “mã kiểm tra”, sau đó ấn tiếp tục.
- Nhập mật khẩu do Tổng Cục Thuế cung cấp qua tin nhắn điện thoại (mã đăng ký kê khai thuế điện tử) => Nhấn “ Đăng nhập”
Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế” và chọn “kê khai trực tuyến”
Bước 4: Chọn thông tin tờ khai quyết toán thuế
- Nhập đầy đủ thông tin bắt buộc có dấu (*)
- Chọn loại tờ khai (02/QTT-TNCN –Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Thông tư 80/2021)
- Chọn Cơ quan thuế Quyết toán: Chọn 1 trong 3 trường hợp
Trường hợp 1: Người nộp thuế có duy nhất 01 nguồn trực tiếp khai thuế trong năm do làm việc tại các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam hoặc nguồn từ nước ngoài (không khấu trừ tại nguồn)
NNT kê khai trực tiếp với Cơ quan thuế (không khấu trừ tại nguồn)
- Ghi chú: không khấu trừ tại nguồn nghĩa là công ty/DN/tổ chức chi trả thu nhập không khấu trừ thuế của NNT trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân, mà NNT tự kê khai trực tiếp với cơ quan thuế và nộp thuế trực tiếp theo MST cá nhân nộp vào NSNN.
Sau đó NNT lựa chọn lựa chọn cơ quan thuế đã khai trực tiếp trong năm tại ô “Cục thuế” trực tiếp khai thuế.
Trường hợp 2: Người nộp thuế trực tiếp khai thuế trong năm có từ 02 nguồn trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp trong năm, vừa có thu nhập do tổ chức trả thu nhập đã khấu trừ:
Sau đó NNT tự kê khai các nguồn thu nhập và thông tin liên quan
Trường hợp 3: Người nộp thuế không trực tiếp khai thuế trong năm chỉ có nguồn thu nhập thuộc diện khấu trừ qua tổ chức trả thu nhập.
Sau đó khai thông tin về:
+ Nếu có thay đổi nơi làm việc: khai thông tin vào ô 1 hoặc ô 2
+ Nếu không thay đổi nơi làm việc: khai thông tin vào ô 3 hoặc ô 4 hoặc ô 5
Tiếp tục chọn Trường hợp quyết toán :
+ Chọn quyết toán theo năm dương lịch
+ Năm kê khai 2024
+ Từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2024
(Trường hợp người nước ngoài thì chọn Quyết toán 12 tháng liên tục khác năm dương lịch hoặc quyết toán không đủ 12 tháng và chọn tiếp từ tháng đến tháng phù hợp với trường hợp của người nộp thuế)
+ Loại tờ khai chính thức (Trường hợp đã nộp hồ sơ rồi nhưng người nộp thuế khai sai muốn khai lại thì chọn tờ khai bổ sung)
Sau khi khai đầy đủ thông tin ấn “tiếp tục”.
Bước 5: Khai tờ khai quyết toán thuế
Nhập phụ lục: 02-1/BK-QTT-TNCN và Tờ khai 02/QTT-TNCN theo Thông tư 80/2021
Cá nhân có đề nghị miễn giảm do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo cùng với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công thì tích chọn vào ô trống.
NNT kiểm tra lại thông tin: Tên Người Thuế, địa chỉ, quận huyện, tỉnh; Điện thoại, Fax, Email hệ thống tự chạy, nếu chưa chính xác thì điều chỉnh cho đúng.
Hướng dẫn nhập các chỉ tiêu trên tờ khai Quyết toán thuế TNCN mẫu 02/QTT-TNCN (thông tư 80/2021)
+ Chỉ tiêu [21]: Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam (thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công); căn cứ vào chứng từ khấu trừ và thư xác nhận thu nhập do đơn vị chi trả cung cấp.
Chỉ tiêu [23]: Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam (thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công)
Các khoản giảm trừ:
+ Chỉ tiêu [28]: Từ thiện nhân đạo, khuyến học (nếu có)
+ Chỉ tiêu [29]: Các khoản đóng bảo hiểm được trừ
+ Chỉ tiêu [30]: Các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện được trừ (nếu có)
Số thuế đã nộp trong kỳ: điền vào chỉ tiêu sau
Chỉ tiêu [34]: Số thuế đã khấu trừ tại tổ chức trả thu nhập: Là tổng số thuế mà tổ chức đã khấu trừ từ tiền lương, tiền công của cá nhân, căn cứ vào chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức trả thu nhập cấp
Chỉ tiêu [35]: Số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập: Là số thuế cá nhân trực tiếp kê khai với cơ quan thuế và đã nộp tại Việt Nam, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cá nhân).
Chỉ tiêu [36]: Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ (nếu có): số thuế đã nộp ở nước ngoài được (nếu có) Là số thuế đã nộp ở nước ngoài được xác định tối đa bằng số thuế phải nộp tương ứng với tỷ lệ thu nhập nhận được từ nước ngoài so với tổng thu nhập nhưng không vượt quá số thuế là [32] x {[23]/([20] –[22])}x 100%;
Chỉ tiêu [37]: Số thuế đã khấu trừ, đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm. Số thuế đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm do cá nhân tự xác định nếu đã kê khai và nộp tại nước ngoài vào năm tính thuế thứ nhất.
Chỉ tiêu [38]: Số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập trùng do quyết toán vắt năm: Cá nhân tự xác định số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập trùng do quyết toán vắt năm nếu đã kê khai vào năm tính thuế thứ nhất
Chỉ tiêu [43]: Số thuế được miễn do cá nhân có số tiền thuế phải nộp sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống (0<[42]< 50.000 đồng) : NNT có số thuế còn phải nộp nhỏ hơn 50.000 đồng thì khai vào chỉ tiêu này để được miễn giảm.
Chỉ tiêu [43]: Số thuế được miễn do cá nhân có số tiền thuế phải nộp sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống (0<[42]< 50.000 đồng) : NNT có số thuế còn phải nộp nhỏ hơn 50.000 đồng thì khai vào chỉ tiêu này để được miễn giảm.
Nếu có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn trả:
-Số thuế hoàn cho người nộp thuế : nhập số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [46].
-Nếu muốn bù trừ cho khoản phải nộp NSNN khác: nhập số bù trừ vào chỉ tiêu [47]
Trường hợp NNT đề nghị hoàn trả vào tài khoản của người nộp thuế tại chỉ tiêu [46] Nhận tiền hoàn trả bằng
+ Chuyển khoản: chọn (click) vào ô chuyển khoản sau đó điền thông tin tên chủ tài khoản, tài khoản số mở tại ngân hàng ( lưu ý: Cục Thuế TP.HCM khuyến nghị nên hoàn trả bằng chuyển khoản và ghi rõ tên ngân hàng theo 3 cấp tên ngân hàng, tên chi nhánh ngân hàng, tỉnh thành).
+ Hoặc chọn nhận tiền mặt: chọn click vào tiền mặt, sau đó điền thông tin Tên người nhận tiền, loại giấy tờ (chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, hộ chiếu) số cmnd/cccd/hc, ngày cấp, nơi cấp,nơi nhận tiền hoàn thuế.
Trường hợp NNT đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp ngân sách nhà nước đã nhập số thuế đề nghị bù trừ tại chỉ tiêu [47] thì ghi thêm các thông tin sau;
MST của NNT khác (nếu có) Tên NNT khác (nếu có) ghi rõ Chương, Tiểu mục, Tên CQT quản lý khoản thu, Địa bàn hành chính, Hạn nộp, số tiền còn phải nộp,Số tiền còn phải nộp đề nghị bù trừ với số tiền nộp thừa.
Tại tab Phụ lục 02-1/BK-QTT-TNCN
Chọn tab 02-1/BK-QTT-TNCN: (nằm ở góc trái cuối màn hình):
Sau đó, khai thông tin người phụ thuộc để người nộp thuế được tính giảm trừ thu nhập khi tính thuế.
Nhấp vào và kê khai đầy đủ thông tin bắt buộc.
Nhập bảng kê Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.như sau:
+Họ tên ngưởi phụ thuộc, mã số thuế người phụ thuộc, chọn loại giấy tờ như CMND/ CCCD/ hộ chiếu/giấy khai sinh; số giấy tờcủa CMND..; Ngày sinh NPT
Lưu ý [16] Từ tháng: Là thời điểm bắt đầu tính giảm trừ người phụ thuộc trong năm tính thuế theo thực tế phát sinh trong năm tính thuế,chỉ tiêu Đến tháng [17] là thời điểm kết thúc nghĩa vụ nuôi dưỡng trong năm tính thuế hoặc tháng 12 nếu trong năm chưa kết thúc nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Bước 6: Gửi tờ khai
Người nộp thuế bấm nút chọn vào ô “ Tôi cam đoan số liệu đã khai và hồ sơ đính kèm là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai và hồ sơ đính kèm” >> Nhấn nút "Hoàn thành kê khai"
Chọn Kết xuất xml (để lưu và nộp tờ khai đã kê khai) >> Nộp tờ khai
Hệ thống sẽ báo nộp tờ khai thành công.
Bước 7: In tờ khai
- Tại bước sau khi chọn “kết xuất XML’, hệ thống sẽ gửi về file tờ khai theo định dạng XML.
- Tải về ứng dụng iTax Viewer để mở file, sau khi đã cài đặt thì có thể mở file “kết xuất XML” và chọn in 02 bản và ký tên người nộp thuế.
Bước 8: Người nộp thuế mang CCCD/Thẻ Căn cước, chứng từ khấu trừ thuế, tờ khai thuế vừa in (có chữ ký) đến nộp tại Bộ phận một của của Cơ quan Thuế đã nộp tờ khai.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2025
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
Hồ sơ quyết toán thuế năm phải nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; đối với hồ sơ khai thuế năm, phải nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế phải nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải nộp chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề; đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân mới bắt đầu kinh doanh, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Dựa theo quy định trên, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho năm 2024 trong năm 2025 được quy định như sau:
Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất vào ngày 31/3/2025 (Thứ hai).
Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế là ngày 30/4/2025.
Tuy nhiên, vì ngày 30/4 là ngày nghỉ lễ và cũng trùng với ngày 01/5, thời hạn quyết toán thuế sẽ được dời đến ngày làm việc tiếp theo sau kỳ nghỉ lễ, tức là ngày 05/5/2025.
Mua nhà đất TP HCM cá nhân phải chịu các khoản thuế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:
b.1) Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
b.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
b.3) Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
d) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
e) Thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
g) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Quy định về nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nêu tại khoản 5 Điều này thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản.
...
Theo đó, các khoản thu nhập có tính chất là thu nhập chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập khi thực hiện hoạt động mua bán nhà đất thì thuộc vào một trong những đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân và khi đó phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Cần phải lưu ý đối với thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động mua bán nhà đất hay còn gọi là chuyển nhượng bất động sản chỉ áp dụng đối với cá nhân là người bán nhà đất, người bán bất động sản và không áp dụng đối với người mua nhà đất do thu nhập của người bán mới là thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản thuộc một trong những thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Bên cạnh đó, mức thuế suất đối với hoạt động mua bán nhà đất, chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng. (căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 3 và Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP về lệ phí trước bạ đối với nhà đất cụ thể như sau:
Đối tượng chịu lệ phí trước bạ
1. Nhà, đất.
2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.
...
Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
1. Nhà, đất: Mức thu là 0,5%.
2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao: Mức thu là 2%.
3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay: Mức thu là 1%.
4. Xe máy: Mức thu là 2%.
...
Theo các quy định nêu trên có thể thấy nhà đất cũng thuộc 01 trong các đối tượng chịu lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ đối với nhà đất được áp dụng mức thu là 0,5%
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng đối với hoạt động mua bán nhà đất như sau:
Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
...
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
...
Có thể thấy, đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hay mua bán nhà đất cũng phải nộp phí công chứng theo quy định. Với mức thu được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
...
2. Đối với các khoản lệ phí
...
đ) Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính.
...
Như vậy, khi mua bán nhà đất, cá nhân phải chịu những loại thuế phí bao gồm; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ; lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí công chứng.
Tổng quan thị trường mua bán đất TPHCM
Thị trường mua bán đất tại TP.HCM trong năm 2025 đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau một giai đoạn khó khăn, nhờ vào sự phát triển của hạ tầng và các chính sách hỗ trợ. Theo dự báo từ các chuyên gia, năm 2025, TP.HCM sẽ tiếp tục đón nhận khoảng 8.000 - 9.000 căn hộ mới, chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp, đặc biệt tập trung ở khu vực phía Đông thành phố, nơi có sự phát triển mạnh mẽ từ các dự án giao thông như tuyến metro số 1. Đặc biệt, trong phân khúc đất nền, dự báo sẽ có khoảng 3.000 - 3.500 nền được đưa ra thị trường, chủ yếu ở các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An, nhờ vào sự phát triển của các dự án hạ tầng trọng điểm như đường Vành đai 3 và sân bay Long Thành.
Giá đất tại TP.HCM trong năm 2025 có sự biến động đáng chú ý. Tại các khu vực trung tâm thành phố, giá đất có thể dao động từ 60 triệu đồng/m² đến 300 triệu đồng/m² tùy vào vị trí và loại hình bất động sản. Các khu vực phía Đông, đặc biệt là quận 2, quận 9, và Thủ Đức, có mức giá dao động từ 50 triệu đồng/m² đến 150 triệu đồng/m². Trong khi đó, các khu vực ngoại thành như huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn hay các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An có mức giá từ 10 triệu đồng/m² đến 30 triệu đồng/m², tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm các sản phẩm đất nền với mức giá hợp lý hơn.
Mặc dù nguồn cung tăng, giá bất động sản tại TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ khoảng 5% trong năm 2025, tuy nhiên mức tăng này sẽ không quá mạnh như những năm trước, tạo ra cơ hội cho người dân có thể tiếp cận được với thị trường. Các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của thị trường bao gồm việc giải quyết các vướng mắc pháp lý còn tồn đọng và việc hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông quan trọng như tuyến metro số 1, Vành đai 3 và Vành đai 4. Những dự án này không chỉ giúp kết nối các khu vực trong thành phố mà còn thúc đẩy sự phát triển của bất động sản ở các khu vực ngoại thành, giúp tạo ra tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, nhà đầu tư và người mua cần thận trọng khi lựa chọn các dự án bất động sản, cần nghiên cứu kỹ về pháp lý, vị trí và uy tín của chủ đầu tư để đảm bảo an toàn và hiệu quả đầu tư. Tóm lại, thị trường đất TP.HCM năm 2025 mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng.