16:25 - 13/11/2024

Nhiệm vụ, quyền hạn trong quy hoạch xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn trong quy hoạch xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan kiến trúc của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan về hoạt động đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn trong quy hoạch xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong quy hoạch xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy

    ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

    4. Về quy hoạch xây dựng (bao gồm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây

    dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn):

    a) Hướng dẫn,

    kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

    b) Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

    c) Hướng dẫn việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định;

    d) Hướng dẫn, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn theo phân cấp, bao gồm; Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý hồ sơ các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; giới thiệu địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật; cung cấp thông tin về quy hoạch;

    e) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực của tổ chức tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    g) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng.

    2. Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan kiến trúc của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào?

    Theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan kiến trúc của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

    5. Về kiến trúc:

    a) Thực hiện và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng kiến trúc trong dự án đầu tư xây dựng;

    b) Tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập, thẩm định quy chế quản lý kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt và ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành; tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất để xem xét, điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc;

    c) Lập, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    d) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc; công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc có trụ sở chính trên địa bàn.

    3. Nhiệm vụ, quyền hạn liên quan về hoạt động đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như thế nào? 

    Tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan về hoạt động đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

    6. Về hoạt động đầu tư xây dựng:

    a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng; cấp giấy phép xây dựng; thi công, nghiệm thu, ban hành và bảo trì công trình xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng; quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân và cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài;

    b) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định;

    c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch, thiết kế xây dựng, giấy phép xây dựng theo quy định;

    d) Thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu trên địa bàn;

    e) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập;

    g) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng, giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

    h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn; tổ chức xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, ban hành hoặc công bố theo phân cấp hoặc ủy quyền: Các tập đơn giá xây dựng công trình, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá thuê máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của địa phương;

    i) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác xây dựng đặc thù của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng để tổng hợp theo dõi;

    k) Thực hiện việc thông báo các thông tin về định mức, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng, quý hoặc năm, theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng bảo đảm kịp thời với những biến động giá trên thị trường xây dựng;

    l) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn theo quy định;

    m) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động, xây dựng tại địa bàn theo quy định;

    n) Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề xây dựng đối với cá nhân, chứng chỉ năng lực hoạt động đối với tổ chức theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi, thu hồi và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên địa bàn;

    o) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng có trụ sở chính trên địa bàn (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng);

    p) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.

    8