Nhân viên bị tai nạn gãy chân giải quyết như thế nào cho thỏa đáng?
Nội dung chính
Nhân viên bị tai nạn gãy chân giải quyết như thế nào cho thỏa đáng?
Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Trước hết cần xác định người lao động có thuộc trường hợp bị tai nạn lao động hay không? Từ đó có thể chọn phương án phù hợp. Nếu người lao động bị tai nạn lao động thì công ty có trách nhiệm chi trả các chế độ theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2012. Trường hợp không phải là tai nạn lao động thì ngoài chế độ BHXH chi trả khi nghỉ ốm đau thì công ty có thể xem xét hỗ trợ thêm cho họ theo chính sách công ty.
Trân trọng!