Mức và bậc thuế môn bài quy định thế nào?
Nội dung chính
Mức và bậc thuế môn bài quy định thế nào?
Đối vối các tổ chức kinh doanh thực hiện việc nộp thuế, các cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập bao gồm:
- Các doanh nghiệp nhà nước; Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài; Tổ chức và cá nhân nước ngoài có kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nướ ngoài;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (ví dụ: Đảng, Đoàn thể), lực lượng vũ trang và tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác.
- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh) hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đang ký kinh doanh) có đăng ký nộp thuế và được cấp mã số thuế (loại 13 số) và các tổ hợp sản xuất kinh doanh.
- Các Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã và các quỹ tín dụng.
Mức thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể:
- Theo Nghị định số 75/2002/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về điều chỉnh mức thuế môn bài và các thông tư hướng dẫn thì Hộ kinh doanh đăng ký nộp thuế môn bài theo 06 mức như sau:
Đơn vị: đồng
Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000
- Các trường hợp sau đây áp dụng mức thuế Môn bài theo mức đối với hộ kinh doanh cá thể, quy định tại điểm 2 mục I Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính.
+ Các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu kinh doanh... trực thuộc cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập hoặc trực thuộc chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
+ Nhóm người lao động thuộc các cơ sở kinh doanh nhận khoán kinh doanh.
Bậc thuế môn bài đối với Doanh Nghiệp:
- Theo quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC của Bộ tài chính: Các tổ chức kinh tế nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo biểu như sau:
Đơn vị: đồng
Bậc thuế Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
- Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
- Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
- Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
- Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
Một số chú ý khi tính thuế môn bài đối với doanh nghiệp:
- Nếu doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: Mức nộp thuế Môn bài là cả năm
- Doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm( từ 01/07 về cuối năm): Nộp thuế Môn bài: 1/2 năm.
- Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
+ Đối với Doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ.
+ Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài là vốn đầu tư.
+ Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.
- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)... hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế ( loại 13 số );
- Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của các Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế Môn bài theo mức thống nhất 2.000.000 đồng/năm.
- Các doanh nghiệp thành viên nêu trên nếu có các chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuế Môn bài theo mức thống nhất 1.000.000 đồng/năm.
- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế khác... không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không có vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế Môn bài theo mức 1.000.000 đồng/năm.
Sau khi đã xác định được mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế môn bài.