16:02 - 12/11/2024

Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không?

Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không?

Nội dung chính

    Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không?

    Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Xác định đúng đắn nội dung, điều kiện và thủ tục miễn trách nhiệm hình sự có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

    Trước hết để hiểu rõ nội dung của miễn trách nhiệm hình sự cần phải làm rõ nội dung trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc thực hiện hành vi phạm tội của mình.

    Trách nhiệm hình sự do Tòa án, nhân danh Nhà nước áp dụng và được thể hiện bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cũng như hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội ghi trong bản án đó.

    Như vậy cơ sở của trách nhiệm hình sự phải là hành vi phạm tội của người phạm tội và trách nhiệm hình sự chỉ có thể do Tòa án, nhân danh Nhà nước, áp dụng. Thời điểm mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự là thời điểm bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Trong trường hợp bản án kết tội của Tòa án có tuyên hình phạt đối với người phạm tội thì trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu không chỉ thể hiện ở bán án kết tội mà Tòa án, nhân dân Nhà nước, tuyên mà còn thẻ hiện ở việc người phạm tội phải bị chấp hành hình phạt.

    Trong những trường hợp vì những lý do đáng được khoan hồng đặc biệt, mặc dù Tòa án kết tội nhưng trong bản án kết tội lại tuyên miễn hình phạt đối với người phạm tội thì trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu chỉ giới hạn ở phạm vi bị kết tội, tức là bị sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện thông qua bản án kết tội của Tòa án.

    Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự, tức là hành vi phạm tội của người phạm tội, song do có những điều kiện mà luật định để có thể được miến trách nhiệm nên người phạm tội trong trường hợp dó được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thẻ áp dụng đối với người phạm tội. Không thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội hoặc không đủ căn cứ để xác định được hành vi của người đó là hành vi phạm tội.


    Miễn trách nhiệm hình sự còn được áp dụng đối với “trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” hoặc “khi có quyết định đại xá”.Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự thì miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người phạm tội “nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.

    Như vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định chứ không phải người không phạm tội. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án).

    Ngược lại với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì “đình chỉ vụ án” là một biện pháp tố tụng, do Viện kiểm sát áp dụng “khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự”.

    Đó là các trường hợp: người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trong những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác…

    Như vậy, người được đình chỉ vụ án có thể là người không phạm tội (không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm) hoặc cũng có thể là người có hành vi phạm tội nhưng vì những lý do khách quan nhất định (như chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…) mà được đình chỉ các biện pháp tố tụng đối với hành vi mà họ đã thực hiện.

    15