14:49 - 13/11/2024

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng mới nhất 2024? Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng là bao lâu?

Nội dung chính

    Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng mới nhất 2024?

    Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định mẫu số 08 đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng

    Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng là bao lâu?

    Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

     Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

    1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:

    a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;

    b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

    2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:

    a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;

    b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

    3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:

    a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;

    b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.

    4. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.

    5. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:

    a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;

    b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

    6. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.

    7. Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

    8. Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều này, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.

    Như vậy, thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề y là 06 tháng, trong đó:

    - Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;

    - Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.

    Người hướng dẫn thực hành của điều dưỡng phải đáp ứng các điều kiện gì?

    Tại Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định về tổ chức thực hành như sau:

    Tổ chức thực hành

    ...

    3. Điều kiện đối với người hướng dẫn thực hành:

    a) Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;

    b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;

    c) Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.

    4. Một số trường hợp cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành:

    a) Đối với người có văn bằng bác sỹ y khoa thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;

    b) Đối với người có văn bằng bác sỹ y học dự phòng thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt;

    c) Đối với người có văn bằng y sỹ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;

    d) Đối với người có văn bằng y sỹ y học cổ truyền thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;

    đ) Đối với người có văn bằng điều dưỡng thì người hướng dẫn thực hành là điều dưỡng;

    ...

    Như vậy, người hướng dẫn hành nghề của điều dưỡng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành. Cụ thể, người hướng dẫn thực hành của điều dưỡng phải là điều dưỡng;

    - Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;

    • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
    57