11:27 - 27/12/2024

Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ cho học sinh dịp Tết Nguyên đán 2025?

Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì? Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ cho học sinh dịp Tết Nguyên đán 2025?

Nội dung chính

    Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì? 

    Trước đây, pháo là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam, không chỉ mang lại không khí vui tươi, phấn khởi mà còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn và bình an cho mọi người trong năm mới.

    Tuy nhiên, cùng với những niềm vui đó, pháo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến nhiều người phải trả giá bằng những sự cố thương tâm.

    Để giảm thiểu những rủi ro này, ngày 8/8/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg, quy định cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng pháo. Đây là một quyết định quan trọng và mang tính lịch sử, đánh dấu sự chuyển mình trong việc ngừng thói quen sử dụng pháo, một truyền thống đã tồn tại lâu đời trong văn hóa người Việt.

    Với những vụ tai nạn thương tâm do pháo gây ra, việc ngừng đốt pháo trở thành trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn của mỗi công dân.

    Chính vì vậy, vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, các cơ quan chính quyền địa phương luôn tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về tác hại của việc đốt pháo và vận động người dân ký cam kết không sử dụng pháo nổ. Đây là một hình thức tuyên truyền, giúp nâng cao ý thức cộng đồng, đồng thời khẳng định sự tuân thủ quy định của pháp luật.

    Bản cam kết không sử dụng pháo nổ là một văn bản chính thức yêu cầu mọi công dân từ học sinh, sinh viên đến các tiểu thương, doanh nghiệp, cam kết không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hay đốt pháo nổ trong dịp Tết.

    Mẫu cam kết này được sử dụng phổ biến tại các cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị và các địa phương như tổ dân phố, thôn xóm, nhằm đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    Cam kết này không chỉ nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng mà còn thể hiện sự nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh cho tất cả mọi người.

    Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ cho học sinh dịp Tết Nguyên đán 2025?

    Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ cho học sinh dịp Tết Nguyên đán 2025? (Hình từ Internet)

    Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ cho học sinh dịp Tết Nguyên đán 2025? 

    Việc học sinh cam kết không sử dụng pháo nổ không chỉ là một hành động bảo vệ bản thân mà còn là một hành động thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân, thể hiện việc tuân thủ quy định pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, an toàn.

    Tham khảo và sử dụng mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ dành cho học sinh dưới đây:

     

    Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ cho học sinh dịp Tết Nguyên đán 2025?

     

    >>> Tải mẫu tại đây: MẪU CAM KẾT

    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo bao gồm:

    (1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

    (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

    (3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

    (4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

    (6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

    (7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

    (8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

    (9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

    Như vậy, theo quy định pháp luật thì có 09 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo được nêu trên.

    Cá nhân đốt pháo hoa nổ trái phép bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Tại điểm i khoản 3 và khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
    ...
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
    b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
    d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
    đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
    e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
    h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
    i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
    ...
    7. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
    ....

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ....

    Như vậy, người đốt pháo hoa nổ trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng bên cạnh đó người vi phạm phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    108