Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024? Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực khi nào?
Nội dung chính
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024? Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực khi nào?
Ngày 29/6/2024, Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Tại Điều 4 Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 của Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 như sau:
“2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.”
Theo đó, khoản 3 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Như vậy, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, khoản 3 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024? Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực khi nào?
Đối tượng áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định đối tượng áp dụng bao gồm các đối tượng sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài).
4. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ.
Theo đó, đối tượng áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bao gồm những đối tượng sau:
(1) Tổ chức tín dụng.
(2) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(3) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài).
(4) Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ).
(5) + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng;
+ Việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài;
+ Việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ.
05 nhóm hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định 05 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
3. Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Theo đó, 05 nhóm hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
(1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(2) Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
(3) Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(4) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(5) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.