Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 ngân hàng VIB
Nội dung chính
Thông tin về Ngân hàng VIB
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (tên giao dịch Tiếng Anh: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), viết tắt là: "VIB", là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Đồng thời, VIB được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và tiến hành kinh doanh theo Điều lệ và pháp luật.
Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 ngân hàng VIB
Căn cứ vào Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 của Ngân hàng VIB như sau:
Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025
Kính gửi Quý Khách hàng,
Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 như sau:
- Ngày 25/01/2025 (Thứ Bảy): Kết thúc giao dịch tiền mặt tại quầy vào lúc 11:30 và các giao dịch khác vào lúc 12:00;
- Ngày 27/01/2025 (Thứ Hai) – Ngày 01/02/2025 (Thứ Bảy): Nghỉ Tết Nguyên đán 2025;
- Ngày 03/02/2025 (Thứ Hai): Làm việc bình thường trở lại.
Trong thời gian nghỉ Lễ, giao dịch qua thẻ, MyVIB, Internet Banking và ATM vẫn hoạt động bình thường. Riêng với giao dịch chuyển khoản đến tài khoản ngân hàng khác, Quý khách lưu ý chọn hình thức chuyển tiền qua số thẻ hoặc số tài khoản (MyVIB App) hoặc hình thức chuyển tiền nhanh (Internet Banking) trong thời gian nghỉ Lễ.
Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài (24/7):
- Tổng đài chung: 1900 2200
- Tổng đài khách hàng Diamond: 1800 8195
Trân trọng,
Ngân hàng Quốc Tế (VIB)
Như vậy, lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 ngân hàng VIB là từ ngày từ ngày 03/02/2025 (Thứ Hai).
Lưu ý: Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ngân hàng có thể thay đổi. Người dân nên kiểm tra trước với phòng giao dịch gần nhất bằng cách liên hệ qua số hotline hoặc truy cập website chính thức của ngân hàng để biết chính xác thời gian làm việc.
Mở tài khoản của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 109 Luật Tổ chức các tín dụng 2024 quy định mở tài khoản của ngân hàng thương mại như sau:
- Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì số tiền dự trữ bắt buộc trên tài khoản này.
- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Ngoài ra, Điều 114 Luật Tổ chức các tín dụng 2024 quy định các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại gồm:
(1) Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
- Cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản;
- Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 114 Luật Tổ chức các tín dụng 2024;
- Dịch vụ môi giới tiền tệ;
- Kinh doanh vàng;
- Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán, thư tín dụng;
- Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
(2) Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
- Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
- Phát hành trái phiếu;
- Lưu ký chứng khoán;
- Nghiệp vụ ngân hàng giám sát;
- Đại lý quản lý tài sản bảo đảm cho bên cho vay là tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(3) Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động nêu trên theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 ngân hàng VIB (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại có hỗ trợ cơ quan thuế trong việc hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thuế như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
b) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
d) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước có trách nhiệm như sau:
(1) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế;
(2) Phối hợp với cơ quan quản lý thuế xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử;
(3) Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu ngân sách Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời cho Kho bạc Nhà nước
(4) Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử;
(5) Bảo mật thông tin của người nộp thuế
Như vậy, từ quy định trên thì ngân hàng thương mại có hỗ trợ cơ quan thuế trong việc hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế khi tham gia phối hợp với cơ quan thuế trong việc thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước.