15:17 - 15/01/2025

Nhà báo có được bóc phốt người khác trên mạng xã hội?

Nhà báo có được bóc phốt người khác trên mạng xã hội? Bóc phốt người khác trên mạng xã hội có bị phạt tù không? Bóc phốt người khác trên mạng xã hội phải bồi thường như thế nào?

Nội dung chính

     

    Nhà báo không được làm những việc gì trên mạng xã hội? 

    Căn cứ theo Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-HNBVN quy định những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội như sau:

    Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội
    1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật
    2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thành trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
    3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.
    4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
    5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những hình thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
    6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt đọng kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bao lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
    7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội
    8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.

    Như vậy, nhà báo không được làm những việc/điều được liệt kê như trên. 

    Nhà báo có được bóc phốt người khác trên mạng xã hội?

    Tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
    ...
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

    Như vậy, nếu nhà báo bóc phốt người khác trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc phải gỡ bỏ các thông tin sai sự thật.

    Nhà báo có được bóc phốt người khác trên mạng xã hội?

    Nhà báo có được bóc phốt người khác trên mạng xã hội? (Hình từ Internet)

    Bóc phốt người khác trên mạng xã hội có bị phạt tù không?

    Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

    Tội làm nhục người khác
    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
    a) Phạm tội 02 lần trở lên;
    b) Đối với 02 người trở lên;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    d) Đối với người đang thi hành công vụ;
    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Làm nạn nhân tự sát.
    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, người có hành vi bốc phốt người khác trên mạng xã hội, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù lên đến 05 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, bao gồm cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, hoặc thực hiện công việc nhất định trong thời gian từ 01 đến 05 năm.

    Bóc phốt người khác trên mạng xã hội phải bồi thường như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

    Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
    1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
    c) Thiệt hại khác do luật quy định.
    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Như vậy, đối với dân sự, hành vi bóc phốt người khác trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm danh dự nhân dự nhân phẩm thì phải bồi thường thiệt hại như sau:

    - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Bên cạnh đó, người có hành vi bóc phốt người khác trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải chịu.

    Mức bồi thường này sẽ do các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, mức bồi thường sẽ được xác định theo quy định của pháp luật, tối đa không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    25
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ