09:43 - 18/12/2024

Khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hết hiệu lực thi hành?

Tôi muốn hỏi khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hết hiệu lực thi hành?

Nội dung chính

    Khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành?

    Căn cứ theo Điều 75 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

    Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
    1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.
    2. Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.

    Theo đó, Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính có hiêu lực thi hành ngay.

    Khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hết hiệu lực thi hành?

    Khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hết hiệu lực thi hành?

    Khi nào thì được yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính?

    Tại Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:

    - Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 Luật Tố tụng hành chính 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

    - Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 Tố tụng hành chính 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

    Trường hợp thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực khi nào?

    Căn cứ vào Điều 74 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

    Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
    1. Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án xem xét, quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khi xét thấy không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.
    2. Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
    b) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
    c) Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
    d) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này;
    đ) Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.
    3. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

    Theo đó, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ hết hiệu lực khi có quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.

    Khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hết hiệu lực thi hành?

    Căn cứ vào tiểu mục 6 Mục V Công văn 206/TANDTC-PC 2022 quy định như sau:

    Luật Tố tụng hành chính không quy định về thời hạn có hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy, khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hành?
    Khoản 1 Điều 75 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay”.
    Khoản 1, 2 Điều 74 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về các trường hợp thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
    Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ hết hiệu lực khi có quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
    Luật Tố tụng hành chính năm 2015 chưa có quy định cụ thể về trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thế nào; cho nên, trong trường hợp này có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể là sẽ do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết.

    Theo đó, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 chưa có quy định cụ thể về trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thế nào

    Cho nên có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP xác định được khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính hết hiệu lực thi hành

    Cụ thể, sẽ do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết

    170
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ