09:46 - 13/11/2024

Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác xử lý như thế nào?

Nếu bị can dùng hung khí bằng cây ngay tại hiện trường mà vì lý do đánh không lại bị hại gây thương tích 13%, mà hiện tai chưa có tiền án tiền sự và đã khắc phục hậu quả la đồng ý bồi thường số tiền do bi hại đưa ra, như vậy có được xem xét được hưởng án treo được không?

Nội dung chính

    Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác xử lý như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi 2009) quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

    “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Và vấn đề hung khí nguy hiểm được hướng dẫn bởi Điểm 3.1 Điều 3 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP như sau:

    "Dung hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Theo đó:

    2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

    2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

    a. Về công cụ, dụng cụ

    Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

    b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

    Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

    c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

    Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt..."

    Trường hợp của bạn, hành vi dùng cây (vật có sẵn trong tự nhiên) và gây thương tích cho người khác với tỉ lệ thương tích 13%. Như vậy, bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 104, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và có khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Các tình tiết về nhân thân của bạn chưa có tiền án tiền sự và bạn đã khắc phục hậu quả nhanh chóng là đồng y bồi thường số tiền do bi hại đưa ra là tình tiết giảm nhẹ. Quyết định mức án phụ thuộc vào xét xử tòa án nhưng sẽ xử lý trong khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm. 

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự năm 1999 để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    220
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ