09:02 - 26/09/2024

Điều tra viên có được đánh bị can khi hỏi cung? Điều tra viên dùng nhực hình có bị truy cứu hình sự không?

Điều tra viên có được đánh bị can khi hỏi cung? Điều tra viên dùng nhực hình có bị truy cứu hình sự như thế nào?
Em của tôi đang bị tạm giam để điều tra về hành vi phạm tội, tôi có đi thăm em tôi thì thấy em tôi có biểu hiện ốm yếu, tôi nghi ngờ em tôi bị đánh khi hỏi cung. Xin hỏi việc điều tra viên đánh em tôi khi hỏi cung có đúng không?

Nội dung chính

    1. Điều tra viên có được đánh bị can khi hỏi cung?

    Căn cứ Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về hỏi cung bị can như sau:

    1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

    2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

    Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

    3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

    5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

    6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

    Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Như vậy, theo quy định như trên, việc dùng nhục hình đối với bị can khi hỏi cung là việc bị pháp luật nghiêm cấm. Điều tra viên thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    1. Điều tra viên dùng nhực hình có bị truy cứu hình sự như thế nào?

    Tại Điều 373 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội dùng nhục hình như sau:

    1. Người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    đ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Làm người bị nhục hình tự sát.

    4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Theo đó, tùy thuộc vào hậu quả gây ra, điều tra viên có hành vi dùng mục hình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định như trên.

    Trân trọng!

    1