11:46 - 18/12/2024

Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như thế nào? Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm những thời gian nào?

Tôi muốn hỏi điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như thế nào?

Nội dung chính


    Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) quy định điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như sau:

    Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên
    1. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
    a) Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
    b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
    2. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
    a) Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
    b) Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 của Thông tư này;
    c) Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
    d) Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

    Theo như quy định trên, điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như sau:

    Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

    - Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

    - Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thìphải đảm bảo các yêu cầu sau:

    + Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH

    + Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

    + Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

    Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

    - Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;

    - Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH và Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH

    - Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

    - Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

    Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như thế nào? Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm những thời gian nào?

    Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như thế nào? Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm những thời gian nào?

    Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm những thời gian nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Thời gian và kế hoạch đào tạo
    1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.

    Theo như quy định trên, thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm:

    - Thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề;

    - Thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học

    Trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.

    Tổ chức lớp học đào tạo thường xuyên như thế nào?

    Căn cứ theo quy dịnh tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định việc tổ chức lớp học đào tạo thường xuyên như sau:

    - Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người mù tối đa 10 học viên.

    - Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.

    - Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.

    5
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ