10:45 - 16/10/2024

Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

    Theo quy định của pháp luật tại Điều 28 Thông tư 23/2018/TT-NHNN thì cơ chế hoạt động của Tổ giám sát thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được quy định cụ thể như sau:

    - Các thành viên Tổ giám sát thanh lý làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm.

    - Tổ giám sát thanh lý chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép đặt trụ sở chính và Thống đốc về việc thực thi nhiệm vụ của mình.

    - Tổ giám sát thanh lý sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong các văn bản. Báo cáo của Tổ giám sát thanh lý do Tổ trưởng ký.

    - Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý và các thành viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc thực thi nhiệm vụ của mình.

    - Phiên họp của Tổ giám sát thanh lý chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ giám sát thanh lý chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp. Trường hợp có số phiếu biểu quyết hợp lệ ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý.

    - Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định kết thúc thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp kết thúc thanh lý để thực hiện các thủ tục phá sản, Tổ giám sát thanh lý kết thúc nhiệm vụ khi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

    3