09:37 - 13/11/2024

Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào?

Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào? Người từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng đã được xóa án tích có được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không? Không gia nhập Đoàn luật sư có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư không?

Nội dung chính

     

    Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào?

    Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Huy, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

     

    Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể như sau:

    Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:

    - Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư 2006;

    - Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    - Không còn thường trú tại Việt Nam;

    - Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    - Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;

    - Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;

    - Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;

    - Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

    - Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

    - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Luật sư 2006.

    Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào?

    Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Người từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng đã được xóa án tích có được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không?

    Người từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng đã được xóa án tích có được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Thái, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể ra sao? Người từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng đã được xóa án tích có được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

     

    Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể như sau:

    Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

    - Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư 2006;

    - Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    - Không thường trú tại Việt Nam;

    - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

    - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

    - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    - Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

    Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì:

    + Người đã từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do vô ý mà chưa được xóa án tích thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

    + Người đã từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

    + Người đã từng bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do vô ý đã được xóa án tích thì có thể được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư khi đủ điều kiện theo quy định pháp luật về cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Luật sư 2006.

     

    Không gia nhập Đoàn luật sư có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư không?

    Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Huy, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể ra sao? Không gia nhập Đoàn luật sư có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

     

    Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể như sau:

    Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:

    - Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư 2006;

    - Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    - Không còn thường trú tại Việt Nam;

    - Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    - Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;

    - Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;

    - Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;

    - Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

    - Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

    - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Căn cứ quy đinh mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Luật sư 2006.

    6