09:36 - 18/12/2024

Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp một lần?

Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp một lần? Câu hỏi của bạn T.P ở Hà Nam

Nội dung chính


    Người lao động không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động từ công ty trong trường hợp nào?

    Căn cứ theo Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động cụ thể như sau:

    Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
    1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
    a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
    b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
    c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
    2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

    Từ những quy định trên, người lao động không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động từ công ty trong một số trường hợp sau đây:

    - Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    - Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

    - Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

    Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp một lần?

    Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp một lần?

    Người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?

    Theo Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc giám định mức suy giảm khả năng lao động cụ thể như sau:

    Giám định mức suy giảm khả năng lao động
    1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
    b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
    c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
    2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
    b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
    c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
    ...

    Theo đó, người bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp sau đây:

    - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

    - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

    - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

    Bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp một lần?

    Căn cứ theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp một lần cụ thể như sau:

    Trợ cấp một lần
    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
    2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
    a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
    b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
    ...

    Như vậy, đối với người lao động btai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật.

    3