05:54 - 03/01/2025

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm bằng hình thức nào?

Nghĩa vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh từ thời điểm nào? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm bằng hình thức nào?

Nội dung chính

    Nghĩa vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh từ thời điểm nào?

    Căn cứ Điều 3 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    6. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
    Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản (mất khả năng thanh toán) hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
    7. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
    8. Chi trả trực tiếp là việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trực tiếp chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
    9. Ủy quyền chi trả là việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khác có đủ điều kiện để thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

    Như vậy, nghĩa vụ chi trả tiền gửi được bảo hiểm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản.

    >>Xem thêm: Phương án chi trả tiền gửi được bảo hiểm được quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm bằng hình thức nào?

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm bằng hình thức nào?

    Căn cứ Điều 17 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định về Hình thức và thời hạn chi trả tiền bảo hiểm như sau:

    Hình thức và thời hạn chi trả tiền bảo hiểm
    1. Hình thức chi trả tiền bảo hiểm: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo một trong hai hình thức hoặc kết hợp cả hai hình thức là chi trả trực tiếp và/hoặc ủy quyền chi trả. Người nhận tiền bảo hiểm có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu.
    2. Thời hạn chi trả tiền bảo hiểm: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.

    Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm bằng hình thức chi trả trực tiếp và hoặc ủy quyền chi trả hoặc kết hợp cả hai hình thức này. Người nhận tiền bảo hiểm có thể nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu.

    Lưu ý: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

    Số tiền gửi được bảo hiểm được xác định thế nào?

    Căn cứ Điều 12 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định về số tiền bảo hiểm được trả như sau:

    Số tiền bảo hiểm được trả
    1. Xác định số tiền gửi được bảo hiểm: Tổng số tiền gửi được bảo hiểm của một người là toàn bộ số dư các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người đó (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó (gồm cả tiền gốc và tiền lãi).
    2. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm. Cách xác định như sau:
    a) Bằng toàn bộ số dư các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) nếu tổng số dư này nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.
    b) Bằng đúng hạn mức trả tiền bảo hiểm nếu tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) lớn hơn hạn mức trả tiền bảo hiểm.
    ...

    Như vậy, tổng số tiền gửi được bảo hiểm của một người được xác định là toàn bộ số dư các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người đó (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

    Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó (gồm cả tiền gốc và tiền lãi).

    28