15:55 - 03/01/2025

Trong bảo hiểm tiền gửi thì chứng chỉ tiền gửi có thuộc tiền gửi được bảo hiểm không?

Trong bảo hiểm tiền gửi thì chứng chỉ tiền gửi có thuộc tiền gửi được bảo hiểm không? Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi là trong bao lâu?

Nội dung chính

    Trong bảo hiểm tiền gửi thì chứng chỉ tiền gửi có thuộc tiền gửi được bảo hiểm không?

    Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về tiền gửi được bảo hiểm như sau:

    Tiền gửi được bảo hiểm
    Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.

    Căn cứ trên quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức:

    - Tiền gửi có kỳ hạn;

    - Tiền gửi không kỳ hạn;

    - Tiền gửi tiết kiệm;

    - Chứng chỉ tiền gửi;

    - Kỳ phiếu;

    - Tín phiếu;

    - Các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

    Lưu ý: Các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 không được bảo hiểm, cụ thể bao gồm:

    - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

    - Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

    - Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

    Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm theo quy định về bảo hiểm tiền gửi có bao gồm tiền gửi dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi.

    >>Xem thêm: Quy trình cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện ra sao? Hồ sơ xin cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm những gì?

    Trong bảo hiểm tiền gửi thì chứng chỉ tiền gửi có thuộc tiền gửi được bảo hiểm không?

    Trong bảo hiểm tiền gửi thì chứng chỉ tiền gửi có thuộc tiền gửi được bảo hiểm không? (Hình từ Internet)

    Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có bắt buộc phải cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi không?

    Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
    1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
    2. Được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
    3. Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.
    4. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
    5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
    6. Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

    Theo quy định nêu trên, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

    Như vậy, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

    Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi là trong bao lâu?

    Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:

    Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi
    Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.

    Như vậy, chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

    Lưu ý: Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.

    Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-NHNN thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm được quy định như sau:

    (i) Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

    (ii) Tại văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán quy định tại khoản (i) Mục này phải nêu rõ việc tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán (lâm vào tình trạng phá sản) để làm cơ sở cho việc trả tiền bảo hiểm tiền gửi.

    31