09:42 - 13/11/2024

Bảng lương cấp hàm cơ yếu đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách

Bảng lương cấp hàm cơ yếu đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? 

Nội dung chính

    Vì tính chất công việc, tôi cần tìm hiểu một số quy định của pháp luật về việc hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Tư vấn giúp tôi, bảng lương cấp hàm cơ yếu đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? 

    Bảng lương cấp hàm cơ yếu đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách

    Bảng lương cấp hàm cơ yếu đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước được quy định tại Điểm a Mục III Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành như sau:

    - Đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện đang giữ ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó. Việc xếp lương thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC).

    - Đối với người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

    - Đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân, tuỳ thuộc vào chức danh công việc hiện đảm nhiệm thực hiện xếp lương theo một trong hai bảng lương sau:

    a) Bảng lương cấp hàm cơ yếu quy định 9 bậc như sau:

    Đơn vị tính: 1.000 đồng

    Cấp hàm cơ yếu

    Hệ số lương

    Mức lương thực hiện 01/10/2004

    Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu uý

    4,20

    1.218,0

    Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân  hàm Trung uý

    4,60

    1.334,0

    Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng uý

    5,00

    1.450,0

    Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại uý

    5,40

    1.566,0

    Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá

    6,00

    1.740,0

    Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá

    6,60

    1.914,0

    Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá

    7,30

    2.117,0

    Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá

    8,00

    2.320,0

    Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng

    8,60

    2.494,0

    b) Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:

    b1) Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ;

    b2) Trợ lý tham mưu nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học công nghệ mật mã; Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; Kỹ thuật mật mã, mã dịch mật mã, kiểm định mật mã; Tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;

    b3) Giáo viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.

    c) Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu quy định như sau:

    Nhóm

    Chức danh

    Bậc lương cấp hàm cao nhất

    Hệ số lương

    1

    Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ;

    Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ.

    9

    8,60

    2

    Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và tương đương;

    Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và tương đương;

    Trợ lý tham mưu nghiệp vụ thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và tương đương.

    8

    8,00

    3

    Trợ lý tham mưu nghiệp vụ thuộc Bộ và tương đương;

    Trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc Ban Cơ yếu chính phủ, thuộc Bộ và tương đương;

    7

    7,30

    4

    Trưởng phòng, phó trưởng phòng cơ yếu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương

    6

    6,60

    5

    Trưởng ban hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị;

    Trợ lý tham mưu nghiệp vụ cơ yếu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    5

    6,00

    Các chức danh tương đương với các chức danh quy định tại bảng này do Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

    d) Người làm công tác cơ yếu đã được nâng bậc lương cấp hàm cao nhất quy định tại Thông tư này khi đến niên hạn, đủ tiêu chuẩn nhưng không được bổ nhiệm chức danh cao hơn thì được xét nâng lương lần 1, lần 2 theo bảng nâng lương cấp hàm cơ yếu như sau:

    Đơn vị tính: 1.000 đồng

    Hệ số lương cấp hàm cơ yếu cao nhất

    Nâng lương lần 1

    Nâng lương lần 2

    Hệ số lương

    Mức lương thực hiện 01/10/2004

    Hệ số lương

    Mức lương thực hiện 01/10/2004

    6,00

    6,40

    1.856,0

    6,80

    1.972,0

    6,60

    7,00

    2.030,0

    7,40

    2.146,0

    7,30

    7,70

    2.233,0

    8,10

    2.349,0

    8,00

    8,40

    2.436,0

    8,60

    2.494,0

    đ) Trường hợp người hưởng lương cấp hàm cơ yếu đã được nâng lương lần 2, sau đó được bổ nhiệm chức danh mới cao hơn, thì được xếp vào hệ số lương của bậc cấp hàm cao hơn liền kề và được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số nâng lương lần 2 so với hệ số lương cấp hàm mới được xếp cho đến khi được nâng lương lần 1 của bậc cấp hàm mới được xếp hoặc khi được nâng lương cấp hàm cao hơn.

    Ví dụ 1:

    Ông Nguyễn Văn A, đội trưởng cơ yếu đơn vị có bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất là bậc 5, hệ số lương 6,00, đã được nâng lương lần 2, hệ số lương 6,80 từ ngày 01 tháng 02 năm 2005. Theo yêu cầu nhiệm vụ, đến ngày 01 tháng 6 năm 2005, ông A được điều động và bổ nhiệm Trưởng phòng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ có bậc lương cấp hàm cao nhất là bậc 7, hệ số lương 7,30 thì ông A được xếp vào bậc 6, hệ số lương 6,60, thời gian nâng bậc lương cấp hàm lần sau của ông A được tính từ ngày 01 tháng 6 năm 2005 và ông A được bảo lưu hệ số chênh lệch là 0,20 (6,80 - 6,60) cho đến khi được nâng bậc lương cấp hàm từ bậc 6 (hệ số lương 6,60) lên bậc 7 (hệ số lương 7,30).

    Trên đây là nội dung quy định về bảng lương cấp hàm cơ yếu đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC.

    6