Thông tư liên tịch 24/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 24/2005/TTLT-BNV-BTC
Ngày ban hành 18/02/2005
Ngày có hiệu lực 05/03/2005
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ,Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Quang Trung,Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24/2005/TTLT-BNV-BTC

Hà Nội , ngày 18 tháng 2 năm 2005

           

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TỪ NGUỒN KINH PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; theo đề nghị của Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ tại công văn số 103/BCY ngày 27 tháng 01 năm 2005, liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.1. Những người trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang làm việc trong tổ chức cơ yếu từ Trung ương đến đơn vị cơ yếu cơ sở, gồm:

a) Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân;

b) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân;

c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

1.2. Học sinh cơ yếu.

2. Đối tượng không áp dụng

2.1. Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

2.2. Những người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ.

II. NGUYÊN TẮC XẾP LƯƠNG VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG

1. Nguyên tắc xếp lương

Người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc đối tượng nào, đảm nhiệm công việc gì thì xếp lương theo quy định đối với đối tượng đó, công việc đó, cụ thể như sau:

1.1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

1.2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân, tuỳ thuộc vào chức danh công việc hiện đảm nhiệm để xếp lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu theo quy định tại Thông tư này.

1.3. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.

1.4. Khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới không kết hợp nâng bậc lương đối với người làm công tác cơ yếu và nâng ngạch đối với công chức, viên chức. Những người đã xếp lương cũ không đúng ngạch hoặc chức danh theo yêu cầu của công việc hiện đảm nhiệm (trừ trường hợp đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho bảo lưu ngạch hoặc chức danh cũ khi thay đổi công việc) thì phải chuyển xếp lại lương theo đúng ngạch hoặc chức danh quy định đối với công việc đó.

2. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

2.1. Người làm công tác cơ yếu nếu chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì được xếp lại lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm kể từ ngày chuyển sang làm công tác khác. Trường hợp hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) xếp theo công việc mới thấp hơn so với hệ số lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) đã được hưởng theo công việc cũ, thì được bảo lưu hệ số chênh lệch; hệ số chênh lệch này sẽ giảm tương ứng sau mỗi lần được nâng bậc lương.

2.2. Theo yêu cầu nhiệm vụ, người làm công tác cơ yếu đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác trong tổ chức cơ yếu mà có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn, thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn, thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

2.3. Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương phải theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng quy định tại Thông tư này và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

III. CÁC BẢNG LƯƠNG, CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI, CHUYỂN XẾP LƯƠNG KHI THAY ĐỔI CÔNG VIỆC, chế độ nâng bậc lương và thẩm quyền quyết định xếp lương

A. CÁC BẢNG LƯƠNG

1. Đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện đang giữ ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó. Việc xếp lương thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC).

2. Đối với người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân thực hiện xếp lương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

[...]
16
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ