10:47 - 18/12/2024

Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học? Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị thế nào?

Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học? Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị thế nào?

Nội dung chính

    Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học thế nào?

    Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học như sau:

    BÀI THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI CNVC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 20.... - 2021

    VỀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

    Kính thưa đoàn chủ tịch!

    Kính thưa các đồng chí!

    Thưa toàn thể hội nghị!

    Lời đầu tiên cho phép tôi được kính chúc các quý vị đại biểu, các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt. Chúc hội nghị trường ta hôm nay đạt được những kết quả tốt đẹp.

    Thưa toàn thể hội nghị!

    Hôm nay tôi rất vinh dự được hội nghị giới thiệu lên tham luận Một số kinh nghiệm đổi mới công tác chủ nhiệm lớp. Năm nay là năm thứ .......tôi đảm nhiệm công tác giảng dạy tại trường và là năm thứ ............tôi làm công tác chủ nhiệm. Ban đầu, khi được Ban Giám Hiệu nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp - một công việc hết sức mới mẻ mà trước đây tôi chưa từng làm, Tôi vừa hồi hộp vừa lo lắng và cảm thấy đây là một thử thách nhưng cũng là cơ hội để bản thân rèn luyện, trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết để gắn bó với nghề.

    Quả thật, khi bắt tay vào công việc của chủ nhiệm lớp, tất cả mọi thứ đều rất bỡ ngỡ. Bên cạnh việc nhận được sự động viên, khích lệ từ Ban Giám hiệu nhà trường, tôi nhận thấy không ít những khó khăn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Khó khăn thứ nhất là về tuổi đời và tuổi nghề non trẻ của tôi. Vì vậy, tôi phải học hỏi, phải chuẩn bị chu đáo cho ngay từ buổi họp phụ huynh đầu tiên. Tôi vẫn còn nhớ những lần ngồi hàng giờ nhờ đồng chí ........... chỉ dạy cho từng cách xưng hô, từng lời ăn tiếng nói trước toàn thể các bậc phụ huynh - những người đáng tuổi cha chú của tôi và cả những lần tôi đã đứng trước gương tập nói đi nói lại bao nhiêu lần để lấy thêm sự tự tin. Ấy vậy mà cũng đã 4 năm trôi qua tôi được đồng hành cùng các em học sinh với vai trò là cô giáo chủ nhiệm.Khó khăn thứ hai mà Tôi tin rằng không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều GVCN khác phải đối mặt là áp lực từ dư luận xã hội luôn coi giáo viên là con người mẫu mực, áp lực từ gia đình khi nhiều phụ huynh có tư tưởng “trăm sự nhờ thầy cô”, phó mặc mọi trách nhiệm lên nhà trường bởi vì họ bận quá nhiều công việc, áp lực từ học sinh khi nhiều em được nuông chiều từ bé. Nhiều gia đình chỉ có một đến hai con trong khi giáo viên chủ nhiệm phải quản lí cả 1 tập thể lớp mấy chục con người.

    ...Xem tiếp...

    TẢI VỀ Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học (Tham luận về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp)

    Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học? Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị thế nào?

    Bài tham luận tại Hội nghị cán bộ công chức người lao động 2024 trường học? Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị thế nào? (Hình từ Internet)

    Tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị thế nào?

    Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 nêu rõ việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ chủ chốt và triệu tập hội nghị như sau:

    - Nội dung lấy ý kiến: Dự kiến số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ cho các đơn vị, thời gian tổ chức hội nghị và dự thảo các văn bản, báo cáo nêu tại điểm 1.1, 1.2 khoản 1 Mục A Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 (các văn bản Dự thảo lần thứ nhất).

    - Thành phần lấy ý kiến: là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ban Thường vụ công đoàn (hoặc Ban Chấp hành công đoàn nếu không có Ban Thường vụ công đoàn), Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (nếu có), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Trưởng Ban TTND, Trưởng Ban nữ công (hoặc cán bộ phụ trách Ban nữ công), Tổ trưởng công đoàn, người đứng đầu các đơn vị tổ, phòng, khoa thuộc cơ quan, đơn vị.

    Chú ý: Người đứng đầu phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa các dự thảo văn bản, báo cáo trên thành các văn bản Dự thảo lần thứ hai để lấy ý kiến tại hội nghị CB, CC, VC và NLĐ cấp tổ (sau đây gọi là hội nghị cấp tổ) của các đơn vị tổ, phòng, khoa theo khoản 3 Mục A Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024; quyết định triệu tập hội nghị.

    Tiến hành hội nghị cấp tổ thuộc cơ quan, đơn vị thế nào?

    Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 nêu rõ việc tiến hành hội nghị cấp tổ thuộc cơ quan, đơn vị như sau:

    Người đứng đầu các đơn vị tổ, phòng, khoa thuộc cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với công đoàn cùng cấp tổ chức hội nghị cấp tổ tại đơn vị tổ, phòng, khoa mình để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học/năm qua, phương hướng nhiệm vụ năm học/năm mới;

    Việc triển khai những quy định về thực hiện dân chủ tại đơn vị; thảo luận, cho ý kiến đối với các văn bản Dự thảo lần thứ hai được gửi xin ý kiến; bầu đại biểu dự hội nghị của cơ quan, đơn vị (nếu tổ chức hội nghị đại biểu); bình xét khen thưởng; kiến nghị, đề xuất.

    Chủ tọa hội nghị cấp tổ gồm người đứng đầu tổ, phòng, khoa và Tổ trưởng công đoàn/Chủ tịch công đoàn bộ phận. Chủ tọa cử thư ký ghi biên bản hội nghị.

    75