Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào?

Người sử dụng đất có thể bị Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp nào?

Nội dung chính

Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 152 Luật Đất đai 2024 quy định về các trường hợp nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận sử dụng đất cụ thể bao gồm:

Như vậy, theo quy định trên, các trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp như sau:

[1] Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp;

[2] Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp;

[3] Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

[4] Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận;

[5] Giấy chứng nhận đã cấp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy;

[6] Trường hợp đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp giấy chứng nhận đã cấp.

Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp nào?

Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người sử dụng đất không nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị thu hồi thì có bị hủy giấy chứng nhận?

Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 152 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 152. Đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp
[...]
6. Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đã cấp theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 của Luật này quyết định hủy giấy chứng nhận đã cấp.

Theo quy định nêu trên, trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà người sử dụng đất không giao nộp giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 quyết định hủy giấy chứng nhận đã cấp.

Dẫn chiếu quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

[1] Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 219 Luật Đất đai 2024 được quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai 2024.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản này;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Đất đai 2024.

Tuy nhiên, căn cứ điểm h khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP thì từ 01/7/2025, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

[2] Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động được quy định như sau:

- Tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;

- Chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai hoặc tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tổ chức đăng ký đất đai, chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp.

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực đất đai theo quy định mới?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực đất đai cụ thể như sau:

[1] Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

[2] Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

[3] Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

[4] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

[5] Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

[6] Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

[7] Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

[8] Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

[9] Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

[10] Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

[11] Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Tuyết Hương
saved-content
unsaved-content
20