Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng ngô của cá nhân trực tiếp sản xuất hết hạn thì có được xin cấp đổi không?
Nội dung chính
- Đất trồng ngô thuộc nhóm đất nào theo quy định mới nhất?
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng ngô của cá nhân hết hạn thì có được xin cấp đổi không?
- Thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trồng ngô trên giấy chứng nhận đã cấp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất thế nào?
- Trong trường hợp cá nhân muốn sử dụng đất trồng ngô kết hợp với mục đích khác thì diện tích pháp luật cho phép là bao nhiêu?
Đất trồng ngô thuộc nhóm đất nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai 2024 được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:
Điều 4. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
a) Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
b) Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.
[...]
Như vậy, từ quy định được trích dẫn, đất trồng ngô của hộ gia đình thuộc loại đất trồng cây hằng năm được phân vào nhóm đất nông nghiệp theo quy định mới nhất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng ngô của cá nhân hết hạn thì có được xin cấp đổi không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024 về đất thời hạn sử dụng có thời hạn cụ thể như sau:
Điều 172. Đất sử dụng có thời hạn
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 171 của Luật này, thời hạn sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng trong hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại điểm này mà không phải làm thủ tục gia hạn;
b) Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nhưng không quá 50 năm;
[...]
Như vậy, từ quy định trên, khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng ngô của hộ gia đình hết hạn thì cá nhân không cần xin cấp đổi (không cần làm thủ tục gia hạn).
Trường hợp có nhu cầu thì có thể thực hiện thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng ngô của hộ gia đình hết hạn thì có được xin cấp đổi không? (Hình từ Internet)
Thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trồng ngô trên giấy chứng nhận đã cấp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất thế nào?
Căn cứ Điều 65 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân khi hết thời hạn sử dụng đất nhuư sau:
Người sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Người sử dụng đất nộp văn bản đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và giấy chứng nhận đã cấp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.
Trường hợp người sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024 vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận nếu người sử dụng đất có nhu cầu; cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người sử dụng đất.
Thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Trong trường hợp cá nhân muốn sử dụng đất trồng ngô kết hợp với mục đích khác thì diện tích pháp luật cho phép là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về sử dụng đất kết hợp cụ thể như sau:
Điều 99. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là việc sử dụng một phần diện tích đất của mục đích sử dụng đất chính vào mục đích khác quy định tại Điều 218 Luật Đất đai. Mục đích sử dụng đất chính là mục đích của thửa đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, đang sử dụng đất ổn định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
2. Phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích
a) Sử dụng đất vào mục đích kết hợp không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 121 Luật Đất đai;
b) Diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính, trừ diện tích đất ở sử dụng kết hợp đa mục đích;
[...]
Như vậy, trong trường hợp cá nhân muốn sử dụng đất trồng ngô kết hợp với mục đích khác thì diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% mục đích chính.