Văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài? Cách bao sái bàn thờ Thần Tài
Nội dung chính
Văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài
Trước khi tiến hành bao sái bàn thờ Thần Tài gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật và giữ lòng thành kính. Bên cạnh việc lau dọn đúng cách, bài văn khấn bao sái đóng vai trò thể hiện sự tôn trọng và mong cầu Thần Tài tiếp tục phù hộ độ trì.
Dưới đây là bài văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài mà gia chủ có thể tham khảo và sử dụng trong ngày lau dọn.
(1) Văn khấn trước khi bao sái bàn thờ Thần Tài
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Tín chủ tên là…
Cư ngụ tại địa chỉ:…
Hôm nay ngày… tháng… năm… Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị... (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang, mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
(2) Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ Thần Tài
Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên.
Thắp 9 nén hương khấn:
Con lạy 9 phương trời
Con lạy 10 phương đất
Con kính lạy chư Phật 10 phương
Con kính lạy 10 phương chư Phật
Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.
Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.
Tín chủ con là:.....................................................
Cư trú tại:.............................................................
Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ
Năm mới lộc mới con mong cầu.
Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.
Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.
Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có.
Lễ trần con dâng.
Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Cách bao sái bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy
Dưới đây là cách bao sái bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy:
(1) Chọn ngày đẹp, giờ lành
Nên chọn ngày tốt (tránh ngày Tam nương, Nguyệt kỵ...) và giờ hoàng đạo để bao sái.
Tránh lau dọn vào ngày mùng 1 hoặc ngày Rằm (nên làm trước đó 1–2 ngày).
(2) Chuẩn bị đồ lễ
Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền...)
Nhang, đèn, nước sạch
Rượu trắng và gừng giã nhỏ (hoặc rượu ngâm gừng)
Khăn sạch (2 chiếc: 1 lau tượng, 1 lau bàn thờ)
Nước ngũ vị hương (hoặc nước ấm có thả vài lát gừng, vỏ bưởi, lá trầu)
(3) Thắp hương xin phép
Trước khi lau dọn, gia chủ thắp một nén nhang và khấn xin phép Thần Tài cho được bao sái, tỉa chân nhang và lau dọn ban thờ.
(4) Tiến hành bao sái
Khi hương tàn, dùng khăn sạch thấm nước ngũ vị hương để lau chùi tượng Thần Tài – Ông Địa và toàn bộ bàn thờ.
Tuyệt đối không dùng nước có cặn hoặc khăn bẩn vì có thể làm mất đi sự linh thiêng.
Lau từ tượng, bát hương, khay nước, chén thờ đến từng món đồ thờ nhỏ khác.
Nếu có tỉa chân nhang thì chỉ nên để lại số lẻ (3, 5 hoặc 7 chân nhang đẹp nhất).
(5) Thay nước, thay hoa
Đổ bỏ nước cũ, thay nước sạch, thay hoa mới để làm mới năng lượng tài lộc.
Nếu cần, có thể bày lại mâm lễ đơn giản để tạ ơn sau khi bao sái xong.
Văn khấn bao sái bàn thờ Thần Tài? Cách bao sái bàn thờ Thần Tài (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng tôn giáo
Căn cứ tại Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng tôn giáo như sau:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.