Phương thức phát hành chứng chỉ tiền gửi từ ngày 16/6/2025 theo Thông tư 02/2025 như thế nào?
Nội dung chính
Phương thức phát hành chứng chỉ tiền gửi từ ngày 16/6/2025 theo Thông tư 02/2025 như thế nào?
Ngày 29/04/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư 02/2025/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025. Theo đó, chứng chỉ tiền gửi là một hình thức tiền gửi dưới dạng giấy tờ có giá và là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua chứng chỉ tiền gửi trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Theo Điều 9 Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về Phương thức phát hành
Điều 9. Phương thức phát hành
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trực tiếp phát hành chứng chỉ tiền gửi cho chính người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành (sau đây gọi là địa điểm giao dịch) hoặc bằng phương tiện điện tử.
2. Trường hợp phát hành bằng phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi trên môi trường điện tử.
3. Trường hợp phát hành chứng chỉ tiền gửi cho người mua tại địa điểm giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng chỉ tiền gửi dưới hình thức chứng chỉ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn chứng chỉ để đảm bảo khả năng chống giả cao.
4. Trường hợp người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài mua chứng chỉ tiền gửi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành chứng chỉ tiền gửi tại địa điểm giao dịch cho chính người mua.
Như vậy, phương thức phát hành chứng chỉ tiền gửi từ ngày 16/6/2025 theo Thông tư 02/2025 được quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trực tiếp phát hành chứng chỉ tiền gửi tại địa điểm giao dịch hợp pháp trong nước của tổ chức đó hoặc bằng phương tiện điện tử.
- Nếu phát hành bằng phương tiện điện tử, phải cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi trên môi trường điện tử
- Nếu phát hành chứng chỉ tiền gửi tại địa điểm giao dịch, phải cấp cho người mua chứng chỉ tiền gửi dưới hình thức chứng chỉ, thiết kế và in ấn chứng chỉ để đảm bảo khả năng chống giả cao.
- Nếu người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài mua chứng chỉ tiền gửi chỉ được phát hành chứng chỉ tiền gửi tại địa điểm giao dịch cho chính người mua.
Phương thức phát hành chứng chỉ tiền gửi từ ngày 16/6/2025 theo Thông tư 02/2025 như thế nào? (Hình từ internet)
Đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi theo Thông tư 02/2025 là ai?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi
Điều 2. Đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi theo Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
1. Ngân hàng thương mại.
2. Ngân hàng hợp tác xã.
3. Công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi theo Thông tư 02/2025 là Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi theo Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng hợp tác xã.
- Công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Có dùng chứng chỉ tiền gửi để đặt cọc mua đất tại Quảng Nam được không?
Theo Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về đối tượng áp dụng
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Đối tượng mua giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, chứng chỉ tiền gửi được gọi là giấy tờ có giá.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản
Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
[...]
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác gọi chung là tài sản đặt cọc.
Từ đó, tài sản được dùng để đặt cọc chỉ bao gồm tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác, không bao gồm giấy tờ có giá.
Như vậy, không thể dùng chứng chỉ tiền gửi để đặt cọc mua đất tại Quảng Nam