14:15 - 16/04/2025

Nhơn Trạch sáp nhập vào tỉnh nào?

Nhơn Trạch sáp nhập vào tỉnh nào? Dân số và quy mô tỉnh Đồng Nai sáp nhập Bình Phước là bao nhiêu?

Nội dung chính

Nhơn Trạch sáp nhập vào tỉnh nào?

Ngày 12/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW, ghi nhận kết quả và định hướng thực hiện từ Hội nghị Trung ương 11, khóa XIII.

Tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của các tỉnh, thành sau sắp xếp được xác định dựa trên các nguyên tắc đã nêu rõ trong Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ. Danh sách cụ thể các đơn vị sau sắp xếp cũng đã được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.

[...]
II Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất gồm:
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay. 
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay. 
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyễn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay, 
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. 
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay. 
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay. 
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay. 
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. 
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định. 
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay. 
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay. 
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay. 
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. 
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay. 
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

Nhơn Trạch là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Nam Việt Nam. Huyện này có vị trí địa lý chiến lược, giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh qua sông Đồng Nai, giúp kết nối thuận tiện giữa các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo đó, phương án sáp nhập dự kiến sẽ hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Như vậy, Nhơn Trạch vẫn thuộc tỉnh Đồng Nai và được sáp nhập với tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai.

Nhơn Trạch sáp nhập vào tỉnh nào?

Nhơn Trạch sáp nhập vào tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Dân số và quy mô tỉnh Đồng Nai sáp nhập Bình Phước là bao nhiêu?

Tại tiết 3.2 Tiểu mục 3 Mục 4 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định phương án tổ chức lại đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

3.2.2. Phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 ĐVHC cấp tỉnh
[...]
(17) Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.737,2 km² và quy mô dân số 4.427.700 người.
[...]

Như vậy, theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ được tổ chức lại bằng cách sáp nhập với tỉnh Bình Phước để hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, vẫn giữ tên gọi là tỉnh Đồng Nai.

Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh mới này được đặt tại thành phố Biên Hòa (hiện là trung tâm của tỉnh Đồng Nai cũ).

Sau khi sáp nhập, tỉnh mới có tổng diện tích tự nhiên là 12.737,2 km² và dân số khoảng 4.427.700 người. Việc sáp nhập này nằm trong lộ trình sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng quan thị trường mua bán đất Nhơn Trạch trong quý I/2025?

Trong quý I/2025, thị trường mua bán đất Nhơn Trạch chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt nhờ vào cú hích hạ tầng và kỳ vọng phát triển đô thị trong tương lai gần.

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư và người mua tăng mạnh, khoảng 105% so với cùng kỳ năm trước. Sức hút chủ yếu đến từ các yếu tố như tiến độ hoàn thiện sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến giao thông chiến lược như đường Vành đai 3 TP.HCM, cầu Nhơn Trạch và cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Giá đất nền tại Nhơn Trạch hiện dao động trong khoảng từ 15 đến 30 triệu đồng/m², tùy vào vị trí, tiềm năng khu vực và mức độ hoàn thiện hạ tầng.

Các khu vực gần trung tâm hành chính, khu công nghiệp, hoặc nằm gần các tuyến giao thông lớn thường có giá cao hơn mặt bằng chung. Một số dự án nổi bật như Mega City 2 ghi nhận mức giá từ 650 triệu đồng cho mỗi nền đất, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư cá nhân.

Với quy hoạch nâng cấp Nhơn Trạch lên đô thị loại II vào năm 2030 và mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, tiềm năng tăng giá bất động sản tại đây được đánh giá cao.

Kết hợp cùng sự phát triển mạnh về công nghiệp và hạ tầng giao thông, Nhơn Trạch được kỳ vọng tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ đầu tư bất động sản khu vực phía Nam trong thời gian tới.

Hợp đồng mua bán đất được hiểu là gì?

Hiện nay, khái niệm "Hợp đồng mua bán đất" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "Hợp đồng mua bán đất" có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, trong đó bên bán cam kết chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả một khoản tiền đã thỏa thuận cho bên bán. Đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất (không phải quyền sở hữu đất đai)

Hợp đồng được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, tuân thủ các điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024 và dựa trên nguyên tắc của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015.


Trần Thị Thu Phương
Từ khóa
Sáp nhập Nhơn trạch sáp nhập vào tỉnh nào Nhơn trạch sáp nhập Dân số và quy mô tỉnh Đồng Nai Sáp nhập Bình Phước Nhơn Trạch
289