Định hướng quy hoạch sử dụng đất TP.HCM trong giai đoạn 2030 đến 2040 ra sao?
Nội dung chính
Định hướng quy hoạch sử dụng đất TP.HCM trong giai đoạn 2030 đến 2040 ra sao?
Ngày 11/06/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Căn cứ tại khoản 12 Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 quy định về định hướng quy hoạch sử dụng đất TP.HCM trong giai đoạn 2030 đến 2040 như sau:
(1) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:
- Đất xây dựng khoảng 100.000 - 105.000 ha, trong đó:
+ Khu dân dụng khoảng 65.000 - 68.000 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 4762 m2/người, trong đó các chức năng chính bao gồm: Đơn vị ở khoảng 36.000- 38.000 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 28-37 m2/người; dịch vụ - công cộng đô thị khoảng 5.700 - 6.200 ha, chỉ tiêu 4,2 - 5,6 m2/người; Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 8.300 - 9.200 ha, chỉ tiêu 6,1 - 8,4 m2/người; Giao thông đô thị khoảng 12.800 - 13.800 ha; Hạ tầng kỹ thuật cấp đô thị khoảng 1.200 - 1.300 ha.
+ Khu đất ngoài dân dụng khoảng 35.000 - 37.000 ha, trong đó bao gồm các chức năng chính: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, logistic, dịch vụ, cảng khoảng 8.800 - 9.800 ha; Công nghệ cao khoảng 2.200 -2.600 ha; Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoảng 1.360 - 1.470 ha; Trung tâm y tế, văn hóa, thể dục thể thao, trụ sở cơ quan ngoài đô thị khoảng 600 – 870 ha; Khu hỗn hợp khoảng 2.900-3.300 ha;
+ Dịch vụ, du lịch khoảng 800 – 1100 ha; Cây xanh chuyên dụng, cây xanh sử dụng hạn chế, công viên chuyên đề khoảng 2.100 -2.500 ha; Tôn giáo, di tích khoảng 400 - 500 ha; Điểm dân cư nông thôn khoảng 7.600 - 8.100 ha; An ninh khoảng 350 - 650 ha, thực hiện theo Quy hoạch sử dụng đất an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quốc phòng khoảng 1.900 - 3.300 ha, thực hiện theo Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Giao thông đối ngoại khoảng 1.900 - 2.100 ha; Hạ tầng kỹ thuật khác ngoài đô thị khoảng 2.400 - 2.600 ha.
+ Khu nông nghiệp và chức năng khác khoảng 108.000 – 113.000 ha; trong đó bao gồm: Hồ dự trữ nguồn nước; Nông nghiệp; Khu lâm nghiệp; Mặt nước.
(2) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040:
- Đất xây dựng khoảng 125.000 - 130.000 ha, trong đó:
+ Khu dân dụng khoảng 85.000 - 88.000 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 5263 m2/người, trong đó các chức năng chính bao gồm: Đơn vị ở khoảng 47.900 - 49.900 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 29-36 m2/người; Dịch vụ - công cộng đô thị khoảng 7.400 - 7.700 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 4,5 - 5,5 m2/người; Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 10.500 - 11.500 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 7,0 - 8,2 m2/người; Giao thông đô thị khoảng 16.000 – 17.000 ha; Hạ tầng kỹ thuật cấp đô thị khoảng 1.300 - 1.400 ha.
+ Khu đất ngoài dân dụng khoảng 41.000 – 44.000 ha, trong đó bao gồm các chức năng chính: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, logistic, dịch vụ, cảng khoảng 9.200 - 10.200 ha; Công nghệ cao khoảng 2.200 -2.600 ha; Trung tâm y tế, văn hóa, thể dục thể thao, trụ sở cơ quan ngoài đô thị khoảng 600 – 870 ha; Khu hỗn hợp khoảng 9.000-10.000 ha; Dịch vụ, du lịch khoảng 1.200 – 1.500 ha; Cây xanh chuyên dụng, cây xanh sử dụng hạn chế, công viên chuyên đề khoảng 2.400 -2.900 ha;
+ Tôn giáo, di tích khoảng 400 - 500 ha; Điểm dân cư nông thôn khoảng 5.300 - 5.800 ha; An ninh khoảng 350 - 650 ha, thực hiện theo Quy hoạch sử dụng đất an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quốc phòng khoảng 1.900 - 3.300 ha, thực hiện theo Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Giao thông đối ngoại khoảng 2.800 - 3.000 ha; Hạ tầng kỹ thuật khác ngoài đô thị khoảng 2.400 - 2.600 ha.
+ Khu nông nghiệp và chức năng khác khoảng 82.300 - 85.200 ha; trong đó bao gồm: Hồ dự trữ nguồn nước; Nông nghiệp; Khu lâm nghiệp; Mặt nước.
>> Xem thêm
>> Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060: TẠI ĐÂY
>> Bản đồ Quy hoạch TPHCM đến năm 2040: TẠI ĐÂY
Định hướng quy hoạch sử dụng đất TP.HCM trong giai đoạn 2030 đến 2040 ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục và thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch tại TP.HCM?
Căn cứ tại Điều 54 Luật Quy hoạch 2017 quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch như sau:
(1) Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền tổ chức lập.
(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch vùng.
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh.
(5) Trình tự, thủ tục điều chỉnh, công bố và cung cấp thông tin điều chỉnh quy hoạch được thực hiện như đối với việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và cung cấp thông tin quy hoạch quy định tại Chương II và Chương III của Luật Quy hoạch 2017.
(6) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong quy hoạch những nội dung được điều chỉnh.
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất TP.HCM được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 60 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
(1) Việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tuân thủ nguyên tắc và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
(2) Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.
(3) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
(4) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(5) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; quy hoạch sử dụng đất của cấp trên bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải xác định được nội dung sử dụng đất đến cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
(6) Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.
(7) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
(8) Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.
(9) Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp phải bảo đảm sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch.
(10) Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được quyết định, phê duyệt trước quy hoạch sử dụng đất cấp thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì các chỉ tiêu sử dụng đất chưa thực hiện hết được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
(11) Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.