Cầu Phước Khánh đã thi công trở lại chưa?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Cầu Phước Khánh đã thi công trở lại chưa?
Sau thời gian dài gián đoạn, cầu Phước Khánh một trong những hạn mục trọng điểm trên tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành đã chính thức được thi công trở lại từ đầu tháng 5/2025.
Theo thông tin từ Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sau quá trình lựa chọn nhà thầu, gói thầu J3-1 (thi công phần còn lại cảu gói thầu cũ) đã được khởi cộng.
Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Bắc Trung Nam là đơn vị trúng thầu với giá trị hợp đồng hơn 635 tỷ đồng và thời gian thi công dự kiến là 450 ngày tức khoảng 15 tháng.
Cầu Phước Khánh là một trong hai cây cầu lớn nhất trên toàn tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành, bắc qua sông Lòng Tàu, nối huyện Cần Giờ (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đây cũng là cây cầu tĩnh cao nhất Việt Nam hiện nay với chiều dài hơn 3 km, bề rộng gần 22 m và tĩnh không thông thuyền 55 m đáp ứng được lưu thông cho tàu biển trọng tải lớn.
Như vậy, Cầu Phước Khánh đã được thi công trở lại vào đầu tháng 5/2025. Việc thi công trở lại cầu Phước Khánh bênh cạnh mang ý nghĩa thúc đấy tiến độ cao tốc Bến Lức Long Thành mà nó còn là yếu tố then chốt giúp kết nối trục giao thông Đông Tây cần đi xuyên qua trung tâm TP.HCM.
Cầu Phước Khánh đã thi công trở lại chưa? (Hình từ Internet)
Quy hoạch mạng lưới đường bộ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
(6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.
Quỹ đất tại TP.HCM dành cho kết cấu hạ tầng cầu Phước Khánh quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đường bộ 2024 quy định về Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
(2) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
(3) Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đường bộ 2024.