Những lỗi cơ bản khi lựa chọn đồ nội thất cho nhà ở. Lưu ý những gì khi lựa chọn đồ nội thất?

Đồ trang trí nội thất là những sản phẩm không thể thiếu để giúp ngôi nhà của bạn trở nên đẹp và hiện đại hơn. Vậy, cần lưu ý vần đề gì trong việc lựa chọn đồ nội thất.

Nội dung chính

    Không đo diện tích không gian sống trong nhà ở

    Đây là một lỗi mà khiên cho nhiều khách hàng thường mắc phải. Hầu hết mọi người đều quen với việc mua sắm dựa trên cảm xúc và lựa chọn những gì phù hợp  với mắt mình mà không nghĩ  đến việc kết hợp những món đồ này trong phòng.

    Mua sắm toàn bộ đồ nội thất cho nhà ở trong một lần

    Điều này rất dễ hiểu khi chủ nhà muốn lấp đầy không gian sống của mình càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, việc đi mua sắm cùng lúc toàn bộ nội thất cho ngôi nhà là một lỗi cực kỳ nghiêm trọng. Khi đó người mua sẽ bị chìm trong sự rối bời của việc cân bằng phong cách, kích thước của những món đồ này khi đặt gần cạnh nhau.

    Để lụa chọn đồ nội thất cho nhà ở một cách tốt nhất người mua nên lập danh sách những món đồ quan trọng và cơ bản như ghế sofa, giường ngủ, tủ quần áo, bộ bàn ăn... Sau đó hãy nghĩ đến những món đồ đi kèm khác để tôn thêm cho không gian như tủ kệ tivi, tủ giày,... Và cuối cùng là người mua nên chia danh sách rồi mua đò nội thất theo từng đợt, việc này sẽ giúp người mua dễ dàng hình dung được mức độ phù hợp của những món đồ càn phải mua tiếp theo.

    Mua sắm tất cả đồ nội thất cho nhà ở trong cùng một cửa hàng

    Việc tham khảo đồ nội thất từ nhiều thương hiệu nội thất khác nhau sẽ tạo cho người mua thêm những ý tưởng mới cho ngôi nhà

    Người mua chỉ quan tâm đến những món đồ nội thất giá rẻ

    Thông thường, người mua đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc mua đất và xây nhà, chính vì vậy việc chọn lựa đồ nội thất giá rẻ để giúp tiết kiệm tiền là điều hợp lý. Tuy nhiên, người mua nên cân nhắc đồ nội thất sẽ đồng hành với ngôi nhà của mình trong khoảng thời gian dài, nếu người mua chỉ quan tâm đến những sản phẩm giá rẻ với chất lượng thấp thì sau vài năm chủ nhà lại phải tốn tiền để chọn lựa lại những đồ nội thất mới cho nhà ở.

    Đối với những món đồ đòi hỏi phải có độ bền, sức chứa lớn như ghế sofa, giường ngủ để chủ nhà có thể thoải mái nằm, ngồi tận hưởng mà không phải lo lắng về sự chắc chắn.

    Những lỗi cơ bản khi lựa chọn đồ nội thất cho nhà ở. Lưu ý những gì khi lựa chọn đồ nội thất?

    Những lỗi cơ bản khi lựa chọn đồ nội thất cho nhà ở. Lưu ý những gì khi lựa chọn đồ nội thất? (Hình Internet)

    Theo đuổi xu hướng mới một cách cuồng nhiệt

    Tại sao điều này lại là một sai lầm cần tránh? Mặc dù tham khảo các mẫu nội thất đẹp cho ngôi nhà trước khi lên kế hoạch là điều cần thiết. Dẫn tới nhiều khách hàng chạy theo những xu hướng thiết kế thịnh hành ở thời điểm đó. Tuy nhiên tiêu chí khi chọn lựa nội thất đầu tiên là tính lâu dài sản phẩm nó bao gồm: chất lượng, thiết kế, sự an toàn của sản phẩm. Vì nếu khi mua đồ nội thất mà chạy theo xu hướng nhưng không tính đến đến giá trị về lâu dài thì những món đồ đó cũng sẽ trở nên lỗi thời nếu xu hướng đó qua đi.

    Bố trí đồ nội thất cho nhà ở không hợp lý

    Việc mua sắm quá nhiều đồ nội thất cho nhà ở và những phụ kiện trang trí theo nhiều phong cách thiết kế và kiểu dáng khác nhau dễ dẫn đến việc người mua không thể sắp xếp đồ nội thất trong cùng một không gian theo một cách hoàn thiện nhất. Điều này sẽ khiến căn phòng trở nên rời rạc, mất cân bằng về bố cục, thậm chí là giảm đi tính tiện nghi so với ban đầu. Vì vậy khi mua sắm người mua nên cân nhắc chọn những sản phẩm trong cùng một bộ sưu tập để đảm bảo những mốn đồ đã chọn không bị “lạc quẻ” trong ngôi nhà của mình.

    Không tìm hiểu kỹ cửa hàng đồ nội thất

    Thói quen khi mua hàng ở các cửa hàng thân quen hay gần nhà sẽ khiến người mua ngại tìm hiểu và bỏ qua nhiều món đồ hấp dẫn, bắt mắt đên từ những thương hiệu khác. Những sản phẩm mang tính kỹ thuật cao nên sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau không phải ai cũng nhận biết được đâu là da “xịn”, gỗ tốt. Do đó, người mua nên tìm thêm những của hàng nội thất uy tín, được nhiều khách hàng phản hồi tích cực, cũng như chứng chỉ, chứng nhận về chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu...

    4