Ngũ hành tương khắc là gì? Ứng dụng ngũ hành tương khắc để chọn màu trong xây dựng nhà ở
Nội dung chính
Ngũ hành tương khắc là gì?
Trong phong thủy ngũ hành, hai khái niệm ngũ hành tương sinh và tương khắc rất phổ biến.
Vậy ngũ hành tương khắc trong phong thủy là gì?
Ngũ hành tương khắc được hiểu là sự đối lập và chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố, gây ra sự cản trở trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hiện tượng này diễn ra khi một yếu tố có tác động tiêu cực lên yếu tố khác, làm suy yếu hoặc thậm chí triệt tiêu sự tồn tại của nó. Chẳng hạn, nước có thể dập tắt lửa, kim loại có thể chặt đứt cây cối, hay đất có thể ngăn chặn dòng chảy của nước.
Tuy nhiên, dù mang tính đối kháng, sự tương khắc không hoàn toàn có hại. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của tự nhiên, ngăn chặn sự phát triển quá mức của một yếu tố nào đó, tránh tình trạng mất kiểm soát. Nhờ vào quy luật này, vạn vật trong vũ trụ vận hành theo trật tự ổn định, không bị hỗn loạn. Nhưng nếu sự khắc chế trở nên quá mức, vượt khỏi giới hạn cần thiết, nó sẽ dẫn đến sự suy vong, phá hủy và thậm chí có thể làm biến mất hoàn toàn một yếu tố nào đó trong hệ thống, gây ra mất cân bằng nghiêm trọng.
Ngũ hành tương khắc là gì? Ứng dụng ngũ hành tương khắc trong xây dựng nhà ở (Hình ảnh từ Internet)
Ứng dụng ngũ hành tương khắc về chọn màu trong xây dựng nhà ở
Trong quy luật ngũ hành, tương khắc bao gồm hai mối quan hệ: yếu tố bị khắc chế và yếu tố đi khắc chế. Nguyên lý của quy luật tương khắc được thể hiện qua năm cặp đối kháng sau:
(1) Thủy khắc Hỏa
Mặc dù nước có thể dập tắt lửa, nhưng trong một số trường hợp, khi gặp lửa quá lớn hoặc nhiệt độ quá cao, nước có thể bị bốc hơi và mất đi tác dụng.
Vì thế khi người mệnh hỏa xây nhà ở nên tránh các màu xanh dương và đen (thuộc Thủy) vì Thủy khắc Hỏa.
(2) Hỏa khắc Kim
Lửa có khả năng nung chảy kim loại, làm thay đổi tính chất và hình dạng của nó. Đây là nguyên tắc "tinh thắng kiên" – sự nóng bỏng của Hỏa có thể chế ngự sự cứng rắn của Kim.
Người mệnh kim nên tránh các màu đỏ, hồng, tím khi xây nhà vì những mày này thuộc hành Hỏa.
(3) Kim khắc Mộc
Kim loại sắc bén có thể chặt, cắt và khoan xuyên qua cây cối, giống như dao, cưa hay búa có thể đốn hạ gỗ. Đây là biểu hiện của nguyên lý "cương khắc nhu" – sự cứng rắn của Kim chế ngự sự mềm dẻo của Mộc.
Người mệnh mộc nên lưu ý Tránh sử dụng màu trắng (thuộc Kim) vì Kim khắc Mộc.
(4) Mộc khắc Thổ
Cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất, khiến đất trở nên cằn cỗi. Ngoài ra, rễ cây có thể làm nứt vỡ bề mặt đất, ngăn cản sự ổn định của thổ nhưỡng, thể hiện nguyên lý "chuyên thắng tán" – sự phát triển của Mộc làm tiêu hao nguồn lực của Thổ.
Nên tránh màu xanh lá cây (thuộc Mộc) vì Mộc khắc Thổ khi xây nhà cho người mệnh mộc.
(5) Thổ khắc Thủy
Đất có thể thấm hút và ngăn chặn dòng chảy của nước, tạo thành những con đê hay bờ kè giúp kiểm soát lũ lụt. Đây là nguyên lý "thực thắng hư" – sự vững chắc của Thổ có thể khắc chế sự linh động, vô định hình của Thủy.
Vì thế khi người mệnh thủy xây nhà ở nên tránh chọn các màu như vàng đậm và nâu đất (thuộc hành Thổ) vì Thổ khắc Thủy.
Sự tương khắc trong ngũ hành giúp duy trì cân bằng, hạn chế sự phát triển quá mức của một yếu tố nào đó. Tuy nhiên, nếu sự khắc chế trở nên cực đoan, nó có thể gây ra sự hủy diệt và làm mất đi sự hài hòa trong tự nhiên.
Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ có phải xin giấy phép xây dựng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định về cấp giấy phép xây dựng như sau:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
...
g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng được xác định trong quy hoạch chung huyện, quy hoạch chung xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
...
Theo quy định trên, xây dựng nhà ở riêng lẻ phải xin giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp sau:
(1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng được xác định trong quy hoạch chung huyện, quy hoạch chung xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
(3) Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.