Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư liên bộ 09-TT/LB năm 1962 hướng dẫn chế độ trả lương cho cán bộ, công nhân, viên chức khi điều động công tác do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 09-TT/LB
Ngày ban hành 07/04/1962
Ngày có hiệu lực 07/04/1962
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ
Người ký Lê Tất Đắc,Nguyễn Đăng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NỘI VỤ-BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-TT/LB

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC KHI ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:
Đồng kính gủi

- Các bộ và các cơ quan Trung ương
- Các ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
- Tổng công đoàn Việt Nam

Trong lần cải tiến tiền lương năm 1960, cán bộ, công nhân, viên chức đã được sắp xếp thống nhất vào các thang lương, bảng lương của Nhà nước ban hành.

Do yêu cầu sản xuất và công tác nên thường các ngành, các địa phương đều có sự điều động cán bộ, công nhân, viên chức, nhưng chế độ trả lương trong những trường hợp này chưa được quy định cụ thể, do đó đã có tình trạng trả lương không thống nhất, trở ngại một phần cho việc điều động cán bộ, công nhân, viên chức.

Thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về cải tiến tiền lương và tăng lương năm 1960 và quyết định của Hội nghị thường vụ Hội đồng Chính phủ họp ngày 01-11-1961, Liên bộ Lao động, Nội vụ ra thông tư này quy định và hướng dẫn thi hành chế độ trả lương cho cán bộ, công nhân, viên chức khi được điều động công tác, nhằm quán triệt dần nguyên tắc phân phối theo lao động tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều động cán bộ, công nhân, viên chức phục vụ yêu cầu sản xuất và công tác.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Để tăng cường việc sử dụng hợp lý sức lao động, việc điều động cán bộ, công nhân, viên chức phải đáp ứng yêu cầu công tác nhưng đồng thời phải đảm bảo sử dụng đúng khả năng của mỗi người nhằm phát huy tính sáng tạo của họ trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Dựa trên nguyên tắc "phân phối theo lao động", làm việc gì trả lương theo việc ấy; nhưng có chiếu cố đến tình hình tổ chức bộ máy, tình hình sử dựng cán bộ, công nhân, viên chức hiện nay và tùy theo tính chất nghề nghiệp, tùy theo trường hợp điều động hẳn hay điều động tạm thời mà quy định cho cán bộ, công nhân, viên chức được hưởng ngay lương mới hay tạm thời được giữ lương cũ trong một thời gian nhất định.

II. CÁCH TRẢ LƯƠNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC

A. TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG HẲN TỪ CÔNG VIỆC NÀY QUA CÔNG VIỆC KHÁC, TỪ CHỨC VỤ NÀY QUA CHỨC VỤ KHÁC, TỪ ĐƠN VỊ NÀY QUA ĐƠN VỊ KHÁC.

1. Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo:

a) Cán bộ lãnh đạo được điều động từ cơ quan này đến cơ quan khác, từ xí nghiệp này đến xí nghiệp khác cùng hạng và cùng loại, mà chức vụ không thay đổi thì vẫn giữ nguyên mức lương chức vụ cũ.

b) Cán bộ lãnh đạo được điều động từ chức vụ này sang chức vụ khác trong phạm vi một cơ quan hay xí nghiệp hoặc từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác, nếu khác hạng và khác loại hoặc cùng loại khác hàng thì dù chức vụ có thay đổi hay không thay đổi, đều được xếp và hưởng lương mới ngay kể từ ngày nhận nhiệm vụ mới. Trường hợp lương cũ cao hơn lương mới thì được giữ mức chênh lệnh trong 6 tháng kể từ ngày điều động.

2. Đối với cán bộ dân cử:

a) Cán bộ, công nhân, viên chức trúng cử vào các cơ quan dân cử (Ủy ban hành chính từ cấp huyện trở lên v.v...) nếu được phân công giữ chức vụ gì thì xếp lương theo chức vụ ấy và hưởng từ ngày chính thức nhận nhiệm vụ mới.

b) Cán bộ dân cử từ cấp huyện trở lên nếu hết nhiệm kỳ mà không trúng cử lại, khi được điều động làm công tác khác sẽ xếp lương theo chức vụ mới kể từ ngày được điều động, không hưởng theo lương cũ.

c) Cán bộ dân cử từ cấp huyện trở lên chưa hết nhiệm kỳ mà được điều động qua công tác khác, theo chế độ dân cử, người đó sẽ từ chức ở chức vụ dân cử và được xếp lương theo chức vụ mới. Nếu lương mới cao hơn thì được hưởng theo lương mới kể từ ngày nhận nhiệm vụ mới. Nếu lương cũ cao hơn lương mới thì được giữ chênh lệnh trong thời gian tối đa không quá 6 tháng.

3. Đối với chuyên viên, cán sự, nhân viên nghiệp vụ hành chính:

a) Chuyên viên, cán sự, nhân viên nghiệp vụ hành chính được điều động từ đơn vị này qua đơn vị khác mà nghiệp vụ không thay đổi, thì mức lương cũ không thay đổi. Trường hợp mức lương hiện lĩnh cao hơn mức lương của cán bộ trực tiếp chỉ đạo (như Phó phòng nghiệp vụ) ở đơn vị mới, thì được giữ chênh lệnh trong 6 tháng, sau đó sẽ xếp lại lương để đảm bảo nguyên tắc "lương của cán bộ lãnh đạo phải cao hơn cán bộ bị lãnh đạo".

b) Cán sự, nhân viên nghiệp vụ, hành chính được điều động công tác mà nghiệp vụ thay đổi (đánh máy bố trí làm văn thư, cán sự...) thì xếp lương theo chức vụ mới và hưởng từ ngày nhận nhiệm vụ mới. Nếu mức lương cũ cao hơn lương mới thì được giữ chênh lệch trong thời gian 6 tháng kể từ ngày điều động, từ tháng thứ bảy sẽ hưởng lương mới được xếp.

c) Công nhân trực tiếp sản xuất được điều động làm cán sự hay nhân viên nghiệp vụ thì xếp lại lương theo bảng lương chức vụ của cán sự, nhân viên; nếu lương mới cao hơn lương cũ thì được hưởng theo lương mới kể từ ngày nhận nhiệm vụ mới. Nếu lương mới thấp hơn lương cũ thì được giữ chênh lệnh trong thời gian 6 tháng kể từ ngày điều động; từ tháng thứ bảy sẽ hưởng lương mới được xếp.

4. Đối với cán bộ, nhân viên kỹ thuật và cán bộ chuyên môn y tế, giáo dục:

a) Cán bộ kỹ thuật và chuyên môn y tế, giáo dục được điều động công tác mà vẫn tiếp tục làm đúng công tác kỹ thuật, chuyên môn của mình thì được tiếp tục hưởng lương cũ đã xếp. Trường hợp lương hiện lĩnh cao hơn lương của cán bộ trực tiếp chỉ đạo ở đơn vị mới thì có thể được giữ mức lương cũ, nhưng phải được sự đồng ý của Bộ chủ quản. Riêng cán bộ chuyên môn y tế thì tùy theo tính chất công tác mới mà được hưởng mức lương của nhóm I, II hay nhóm III, chứ không nhất thiết hưởng theo nhóm lương cũ.

b) Cán bộ nhân viên kỹ thuật và cán bộ chuyên môn y tế, giáo dục được điều động làm công tác nghiệp vụ, hành chính mà không phải trực tiếp vận dụng khả năng kỹ thuật, chuyên môn vào công tác mới, thì được xếp và hưởng lương chức vụ của cán sự, nhân viên nghiệp vụ, hành chính; nếu lương mới cao hơn thì được hưởng lương mới kể từ ngày nhận công tác mới; nếu lương mới thấp hơn lương cũ thì được giữ chênh lệch trong thời gian 6 tháng kể từ ngày điều động (riêng cán bộ chuyên môn y tế thì thời gian 6 tháng chỉ hưởng theo mức lương nhóm III nếu trước đã hưởng lương nhóm I hay nhóm II); từ tháng thứ bảy sẽ hưởng lương mới được xếp.

c) Công nhân được điều động làm cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý xí nghiệp thì được xếp lương theo bảng lương chức vụ của cán bộ kỹ thuật hoặc lương chức vụ của cán bộ quản lý xí nghiệp. Nếu lương mới cao hơn lương cũ thì được hưởng lương mới kể từ ngày nhận nhiệm vụ mới. Nếu lương cũ cao hơn lương mới thì có thể được giữ mức lương cũ, nhưng phải do Bộ chủ quản căn cứ vào tính chất tiền lương của từng ngành nghề mà quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

5. Đối với công nhân:

[...]