BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06/LB-TT
|
Hà
Nội , ngày 04 tháng 2 năm 1994
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA CỦA LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ
06/LB-TT NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP
ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Thi hành Điều 2 Nghị định số
05/CP ngày 26-01-1994 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp
đối với các đối tượng chính sách xã hội, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ
chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐIỀU CHỈNH
MỨC LƯƠNG HƯU VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI
1. Đối với những người đang hưởng
mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Nghị định
số 236/HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
a. Mức lương
hưu của quân nhân được điều chỉnh bằng 192% mức hiện hưởng quy định tại Nghị định
số 27/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ và Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 của
Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính (tức là mức đã được điều
chỉnh lại và người nghỉ hưu nhận từ 1-4-1993).
Ví dụ:
Một quân nhân là trung tá có mức
lương hưu hiện hưởng theo Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 và Thông tư số
13/TT-LB ngày 2-6-1993 kể từ 1-4-1993 là 305.621 đồng.
Từ 1-12-1993, mức lương được điều
chỉnh theo Nghị định số 05/CP ngày 26-1-1994 là:
305.621 đồng x 192% = 586.792 đồng/tháng
b. Mức lương
hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của công nhân, viên chức nhà nước được
điều chỉnh bằng 135% đến 175% mức hiện hưởng quy định tại Nghị định số 27/CP
ngày 23-5-1993 và Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 của Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Tài chính.
Các mức điều chỉnh lương hưu và
trợ cấp mất sức lao động quy định theo nhóm mức lương của Nghị định số 235/HĐBT
để tính lương hưu hoặc trợ cấp như sau:
Số TT
|
Nhóm
mức lương theo Nghị định số 235/HĐBT để tính lương hưu hoặc trợ cấp
|
Mức
điều chỉnh lương hưu hoặc trợ cấp so với mức hiện hưởng (quy định tại Nghị định
27/CP)
|
1
|
Dưới 290 đồng
|
135%
|
2
|
Từ 290 đồng đến dưới 333 đồng
|
140%
|
3
|
Từ 333 đồng đến dưới 390 đồng
|
145%
|
4
|
Từ 390 đồng đến dưới 463 đồng
|
150%
|
5
|
Từ 463 đồng đến dưới 533 đồng
|
155%
|
6
|
Từ 533 đồng đến dưới 550 đồng
|
160%
|
7
|
Từ 550 đồng đến dưới 555 đồng
|
165%
|
8
|
Từ 555 đồng đến dưới 621 đồng
|
170%
|
9
|
Từ 621 đồng trở lên
|
175%
|
Ví dụ 1:
Một chuyên viên đã nghỉ hưu
1-2-1993 có mức lương chính theo Nghị định số 235/HĐBT là 425 đồng, mức lương
hưu được điều chỉnh theo bảng quy định là 150%. Mức lương hưu hiện hưởng tính
theo Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 và thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 kể
từ ngày 1-4-1993 là 185.252 đồng.
Từ 1-12-1993, mức lương hưu được
điều chỉnh theo Nghị định số 05/CP ngày 26-01-1994 là:
185.252 đồng x 150% = 277.878 đồng/tháng
Ví dụ 2:
Một cán bộ về nghỉ mất sức lao động,
có mức lương hưởng theo Nghị định số 235/HĐBT là 310 đồng, mức trợ cấp mất sức lao
động điều chỉnh theo quy định là 140%. Mức trợ cấp hiện hưởng tính theo Nghị định
số 27/CP ngày 23-5-1993 và Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 kể từ 1-4-1993 là
93.687 đồng.
Từ 1-12-1993, mức trợ cấp mất sức
lao động được điều chỉnh theo Nghị định số 05/CP ngày 26-01-1994 là:
93.687 đồng x 140% = 131.162 đồng/tháng
c. Đối với những người hưởng
lương hưu hoặc trợ cấp theo mức ấn định được điều chỉnh bằng 135% mức hiện hưởng.
2. Mức sinh hoạt phí hàng tháng
đối với cán bộ hoạt động Cách mạng trước năm 1945 ở xã, phường được quy định cụ
thể như sau:
a. Đối với cán bộ hoạt động từ
năm 1935 trở về trước: 150.000 đồng/tháng.
b. Đối với cán bộ hoạt động từ
năm 1936 đến trước năm 1945: 120.000 đồng/tháng.
3. Mức trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được điều chỉnh như sau:
a. Hạng 1: 192.000 đồng/tháng
b. Hạng 2: 132.000 đồng/tháng
c. Hạng 3: 84.000 đồng/tháng
d. Hạng 4: 36.000 đồng/tháng
e. Mức trợ cấp người phục vụ đối
với người bị tai nạn lao động được xếp hạng 1, bệnh nghề nghiệp được xếp hạng 1
bằng 96.000 đồng/tháng.
4. Mức trợ cấp đối với một số đối
tượng:
a. Mức trợ cấp hàng tháng đối với
công nhân cao su nghỉ việc theo Thông tư số 01/TT-LB ngày 10-1-1987 là 84.000 đồng/tháng.
b. Mức trợ cấp
tuất hàng tháng đối với thân nhân của công nhân, viên chức và quân nhân từ trần.
- Định suất cơ bản: 30.000 đồng/tháng.
- Định suất nuôi dưỡng: 84.000 đồng/tháng.
c. Mức trợ cấp hàng tháng đối tượng
xã hội nuôi dưỡng tập trung: 84.000 đồng/tháng.
II. TRỢ CẤP ĐỐI
VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
1. Mức trợ cấp thương tật đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh)
và mức trợ cấp đối với bệnh binh.
a. Thương binh và bệnh binh hưởng
trợ cấp hàng tháng theo mức ấn định được điều chỉnh như sau:
|
Mức
trợ cấp hàng tháng
|
Đối
tượng
|
Thương
binh loại A
|
Thương
binh loại B
|
Bệnh
binh
|
Hạng 1 có thương tật, bệnh tật
đặc biệt nặng
|
296.000
đ
|
246.000
đ
|
246.000
đ
|
Hạng 1
|
250.000
đ
|
200.000
đ
|
200.000
đ
|
Hạng 2
|
175.000
đ
|
138.000
đ
|
138.000
đ
|
Hạng 3
|
125.000
đ
|
88.000
đ
|
88.000
đ
|
Hạng 4
|
50.000
đ
|
38.000
đ
|
|
b. Thương binh và bệnh binh hưởng
trợ cấp hàng tháng theo lương, trợ cấp hiện hưởng theo Nghị định 27/CP ngày 23-5-1993
của Chính phủ và Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993, còn được cộng thêm:
|
Mức
trợ cấp hàng tháng được cộng thêm
|
Đối
tượng
|
Thương
binh loại A
|
Thương
binh loại B
|
Bệnh
binh
|
Hạng 1 có thương tật, bệnh tật
đặc biệt nặng
|
66.000
đ
|
29.000
đ
|
29.000
đ
|
Hạng 1
|
60.000
đ
|
44.000
đ
|
44.000
đ
|
Hạng 2
|
65.000
đ
|
62.000
đ
|
62.000
đ
|
Hạng 3
|
75.000
đ
|
53.000
đ
|
53.000
đ
|
Hạng 4
|
25.000
đ
|
20.000
đ
|
|
Thủ tục xem xét để giải quyết mức
trợ cấp đối với thương binh hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng và bệnh binh hạng
1 có bệnh tật đặc biệt nặng vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Mức trợ cấp người phục vụ
hàng tháng.
Người phục vụ Thương binh, bệnh
binh đang hưởng khoản trợ cấp 88.000 đồng/tháng được điều chỉnh bằng 96.000 đồng/tháng;
đang hưởng 110.000 đồng/tháng được điều chỉnh bằng 120.000 đồng/tháng.
3. Trợ cấp đối với thương binh
(gồm cả người hưởng chính sách như thương binh) bệnh binh được xác nhận từ
1-12-1993 trở về sau.
a. Thương binh, bệnh binh được xếp
hạng thương tật, bệnh tật thì hưởng trợ cấp theo các mức quy định tại tiết a,
điểm 1 phần II trên.
b. Quân nhân và công an nhân dân
hưởng lương hoặc công nhân, viên chức Nhà nước được xác nhận là thương binh, bệnh
binh thì ngoài trợ cấp hàng tháng theo quy định tại tiết a, điểm 3 này, còn được
hưởng trợ cấp lần đầu theo tiền lương khi bị thương hoặc khi xuất ngũ theo hạng
thương tật, bệnh tật như sau:
Hạng
|
Trợ
cấp lần đầu
|
|
Thương
binh loại A
|
Thương
binh loại B
|
Bệnh
binh
|
Hạng
1
|
4
tháng lương
|
3
tháng lương
|
3
tháng lương
|
Hạng
2
|
3
tháng lương
|
2
tháng lương
|
2
tháng lương
|
Hạng
3
|
2
tháng lương
|
1
tháng lương
|
1
tháng lương
|
Hạng
4
|
1
tháng lương
|
1
tháng lương
|
|
Đối với người bị thương trước
1-12-1993, nay mới được xác nhận là thương binh thì căn cứ vào mức lương cấp bậc,
chức vụ khi bị thương, chuyển đổi theo thang lương, bảng lương mới quy định tại
Quyết định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ để tính trợ cấp lần đầu.
Ví dụ: Đồng chí A bị thương
trong chiến đấu ngày 13-2-1979 lúc bị thương cấp bậc thiếu uý (lương chính 65 đồng).
Do điều kiện công tác nên tháng 12-1993 đồng chí A mới hoàn thành thủ tục hồ sơ
và giám định thương tật - xếp hạng 4/4.
Đồng chí A được trợ cấp lần đầu
như sau:
- Chuyển đổi lương thiếu uý từ mức
lương hưởng lúc bị thương 13-2-1979 sang lương mới bằng: 384.000 đồng.
- Trợ cấp lần đầu bằng 1 tháng
lương là 384.000 đồng.
c. Người bị thương được xác định
tỷ lệ mất sức do thương tật từ 5% đến 20% hưởng trợ cấp 1 lần như sau:
Tỷ
lệ mất sức lao động
|
Mức
trợ cấp
|
do
thương tật
|
Thương
binh loại A
|
Thương
binh loại B
|
5%
đến 10%
|
250.000
đ
|
250.000
đ
|
11%
đến 15%
|
500.000
đ
|
375.000
đ
|
16%
đến 20%
|
750.000
đ
|
500.000
đ
|
d. Người bị thương vì có hành động
dũng cảm được khen thưởng từ bằng khen trở lên, có xác nhận trong hồ sơ thương tật
thì ngoài trợ cấp theo quy định chung, được trợ cấp thêm một lần bằng 500.000 đồng.
4. Thanh niên xung phong bị
thương trong luyện tập quân sự, bị thương vì tai nạn lao động, hoặc bị tai nạn
chiến tranh được hưởng trợ cấp thương tật như thương binh loại B quy định tại
điểm 1, phần II.
5. Quân nhân dự bị, dân quân tự
vệ không phải là công nhân, viên chức Nhà nước bị thương trong luyện tập quân sự
được hưởng trợ cấp theo quy định như sau:
a. Mất sức lao động do thương tật
từ 81% - 100% (hạng 1) được trợ cấp hàng tháng: 150.000 đồng/tháng.
b. Mất sức lao động do thương tật
từ 61% - 80% (hạng II) được trợ cấp hàng tháng: 90.000 đồng/tháng.
c. Mất sức lao động do thương tật
từ 21% đến 60% thì hưởng trợ cấp 1 lần, cụ thể:
- Mất sức lao động do thương tật
từ 21%-40% được trợ cấp 1 lần: 300.000 đồng.
- Mất sức lao động do thương tật
từ 41% - 60% được hưởng trợ cấp 1 lần: 600.000 đồng
6. Mức trợ cấp đối với gia đình
liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng:
a. Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ
và người có công giúp đỡ cách mạng đủ điều kiện hưởng trợ cấp được hưởng định
suất cơ bản hàng tháng là 45.000 đồng/tháng.
b. Trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng.
- Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ
và người có công giúp đỡ cách mạng đủ điều kiện hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng là: 150.000 đồng/tháng.
- Thân nhân chủ yếu của nhiều liệt
sĩ được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng (150.000 đồng/tháng) và cách tính số
suất định suất cơ bản (45.000 đồng/tháng) tiếp theo như quy định tại Nghị định
số 27/CP ngày 23-5-1993 và Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 của Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Những thân nhân chủ yếu của liệt
sĩ già yếu, cô đơn, không còn người thân có trách nhiệm nuôi dưỡng; cha mẹ có
con độc nhất là liệt sĩ và thân nhân chủ yếu của nhiều liệt sĩ (3 liệt sĩ trở
lên), không còn khả năng lao động dù đang hưởng các khoản trợ cấp khác (thương
binh, bệnh binh hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp)
cũng thuộc diện hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ.
c. Mức trợ cấp đối với gia đình
liệt sĩ:
Từ 1-12-1993 trở đi trợ cấp 1 lần
đối với gia đình liệt sĩ được quy định bằng 3.000.000 đồng (ba triệu đồng);
ngoài khoản trợ cấp 1 lần này vẫn thực hiện trợ cấp chôn cất theo quy định như
đối với công chức, viên chức Nhà nước.
7. Mức trợ cấp hàng tháng đối với
thân nhân liệt sĩ, tử sĩ Căm-pu-chia (cũ):
a. Con liệt sĩ dưới 18 tuổi, vợ
liệt sĩ: 45.000 đồng/tháng.
b. Con tử sĩ dưới 18 tuổi, vợ tử
sĩ, người nuôi con liệt sĩ (kể cả vợ liệt sĩ tái giá nhưng vẫn nuôi con liệt
sĩ): 30.000 đồng/tháng. 8. Truy lĩnh trợ cấp thương tật và trợ cấp tiền tuất
hàng tháng:
a. Việc truy lĩnh thực hiện theo
quy định tại điểm 9, phần II Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 của Liên Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
Riêng giai đoạn từ tháng 1-1989
đến 31-3-1993 được bổ sung sửa đổi như sau:
Thương binh là quân nhân hoặc
công an nhân dân hưởng lương, công nhân, viên chức Nhà nước, nếu được truy lĩnh
hoặc trợ cấp trong thời gian từ 1-1989 đến 31-8-1992 thì được hưởng 30% mức trợ
cấp thương tật cùng hạng của thương binh về gia đình theo quy định tại tiết 2,
điểm 9, mục II Thông tư Liên Bộ số 13/TT-LB ngày 2-6-1993. Từ 1-9-1992 đến
31-3-1993 hưởng đủ theo quy định trên (tiết 2, điểm 9, mục II Thông tư số
13/TT-LB ngày 2-6-1993).
b. Từ 1-4-1993 đến tháng 11-1993
hưởng theo quy định tại Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 và Thông tư số
13/TT-LB ngày 2-6-1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài
chính.
c. Từ 1-12-1993 trở đi hưởng
theo quy định tại Thông tư này.
III - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội cần quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản quy định của Chính phủ, của
liên bộ đến các đối tượng hưởng chính sách và căn cứ vào hồ sơ đang quản lý đối
tượng để thực hiện điều chỉnh chế độ theo quy định tại Thông tư này.
Địa phương nào chưa điều chỉnh kịp
cho các đối tượng hưởng theo chế độ mới thì vẫn giải quyết theo mức đang hưởng,
khi điều chỉnh xong sẽ truy lĩnh phần chênh lệch từ 1-12-1993.
2. Để bảo đảm thực hiện đúng chế
độ quy định, yêu cầu Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận
phiếu điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và danh sách điều chỉnh trợ cấp thương binh liệt sĩ theo quy định
hiện hành.
Trường hợp đối tượng thấy đổi
nơi cư trú thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng mới đến cư trú
căn cứ vào nội dung ghi trong giấy giới thiệu di chuyển và hồ sơ để giải quyết
chế độ theo quy định chung.
3. Việc lập và xét duyệt dự
toán, tổ chức cấp phát kinh phí thực hiện như quy định tại mục III điểm 3 trong
Thông tư số 13/TT-LB ngày 2-6-1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1-12-1993.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Hồ
Tế
(Đã
ký)
|
Trần
Đình Hoan
(Đã
ký)
|