BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/LĐTBXH-TT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 1 năm 1996
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 01 /LĐTBXH-TT NGÀY
30 THÁNG 1 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 812/TTG NGÀY 12 THÁNG 12
NĂM 1995 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thi hành quyết định số 812/TTg
ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng
trợ cấp mức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công
nhân viên chức là quân nhân chuyển ngành về hưu; Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn và thực hiện như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG
VÀ MỨC TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG.
1- Đối tượng bổ xung hưởng trợ cấp
mất sức lao động dài hạn qui định tai Điều 1 của Quyết định số
812/TTg ngày 12 tháng12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a- Người có đủ 20 năm công tác
trở lên (không tính quy đổi) mà đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1995 và điểm c mục 3 của Quyết định số 176/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm
1989 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ).
b- Người có đủ 20 năm công tác
trở lên (không tính quy đổi) mà đã ngừng trợ cấp mất sức lao động từ sau ngày 1
tháng 3 năm 1990 thì được giải quyết hưởng lại trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Khoảng thời gian đã ngừng trợ cấp trước ngày
1 tháng 1 năm 1996 không được truy lĩnh.
2- Mức trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng được hưởng theo quy định sau:
a- Đối với người thuộc diện quy
định tại điểm a khoản 1 nói trên, còn đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng thì giữ nguyên trợ cấp đang hưởng.
Ví dụ:
Một công nhân có 20 năm công tác
thực tế (không tính quy đổi) về nghỉ mất sức lao động, đến 1 tháng 1 năm 1996 vẫn
đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 130.000 đồng thì giữ nguyên trợ cấp đang hưởng
đó.
b- Đối với người thuộc diện quy
định tại điểm b khoản 1 nói trên thì tính hưởng trợ cấp như sau:
- Nếu đã ngừng trợ cấp từ sau
ngày 1 tháng 3 năm 1990 đến trước ngày 1 tháng 12 năm 1993 thì tính theo công
thức:
Mức trợ cấp mức trợ cấp Trợ cấp
trượt giá Tỷ lệ điều Tỷ lệ điều
được hưởng = tính theo QĐ + Tiền
bù điện x chỉnh theo x chỉnh theo
lại từ số 203/HĐBT Tiền nhà ở
Thông tư số Thông tư số
1.1.1996 ngày28.12.1988 Tiền học
13/LB-TT 06/LB-TT ngày 2.6.1993 ngày4.2.1994
(Trợ cấp trượt giá tính bằng
125% mức trợ cấp tính theo Quyết định số 203/HĐBT, tiền bù giá điện tính theo
quy định tại Thông tư số 04/TT-LB ngày 28 tháng 2 năm 1992 của Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Tài chính, tiền nhà ở tính theo Quyết định số 118/TTg
ngày 27 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ, tiền học tính theo Quyết định
số117/TTg ngày 27 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ)
Ví dụ 1:
Một công nhân có 20 năm công tác
thực tế (không tính quy đổi), về nghỉ mất sức lao động được hưởng trợ cấp theo
tỷ lệ 47% tính trên mức lương 359đ, đã hết thời hạn hưởng trợ cấp từ ngày 1
tháng 4 năm 1990. Nay được tính để hưởng trợ cấp dài hạn từ ngày 1 tháng 1 năm
1996 như sau:
- Mức trợ cấp tính theo QĐ
203/HĐBT 17.256 đ
- Trợ cấp trượt giá 22.981 đ
- Tiền bù điện 18.405 đ
- Tiền nhà ở 33.000 đ
- Tiền học 2.588 đ
Cộng 94.230 đ
94.230 đ x 20% x 145% = 163.960
đ
- Nếu đã ngừng trợ cấp từ ngày 1
tháng 12 năm 1993 trở đi thì mức trợ cấp được hưởng lại là mức trợ cấp đã hưởng
của tháng trước khi ngừng trợ cấp (vì mức trợ cấp từ ngày 1 tháng 12 năm 1993
đã được tính lại theo tiền lương tính đủ).
Ví dụ:
Một công nhân có 24 năm công tác
thực tế (không tính quy đổi) về nghỉ mất sức lao động đã ngừng hưởng trợ cấp từ
ngày 1 tháng 1 năm 1994, mức trợ cấp của tháng trước khi ngừng hưởng là 150.000
đ thì mức trợ cấp được hưởng lại là 150.000 đ và được nhận từ ngày 1 tháng 1
năm 1996.
II- PHỤ CẤP
THÊM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐANG ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG HƯU SỐNG CÔ ĐƠN.
1- Người thuộc đối tượng hưu trí
cô đơn được hưởng phụ cấp thêm quy định tại Điều 2 của Quyết định
số 812/TTg bao gồm:
- Người hưởng lương hưu đang sống
trong các cơ sở nuôi dưỡng tập trung của ngành lao động - thương binh xã hội;
- Người hưởng lương hưu sống độc
thân không còn vợ hoặc chồng, không có con, hoặc không còn con và không có nguồn
thu nhập nào khác ngoài lương hưu;
- Người hưởng lương hưu có vợ hoặc
chồng, con sống cùng nhưng những người này bị tâm thần hoặc tàn phế (MSLĐ 81%
trở lên) và bản thân không có nguồn thu nhập nào khác ngoài lương hưu.
2- Mức phụ cấp thêm đối với những
người thuộc diện quy định tại điểm 1 nói trên, nếu có mức lương hưu hàng tháng
thấp hơn 180.000 đồng thì được phụ cấp thêm cho đủ 180.000 đồng/tháng theo cách
tính như sau:
Mức phụ cấp = 180.000 đ - Mức
lương hưu
Thêm một tháng tháng 12 năm 1995
Ví dụ:
Một cán bộ nghỉ hưu đang hưởng
lương hưu trước thời điểm tháng 1 năm 1996 là 160.000 đồng/tháng. Từ tháng 1
năm 1996 được phụ cấp thêm là:
180.000 đ - 160.000 đ = 20.000 đ
III - TRỢ CẤP
ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN CHUYỂN NGÀNH NGHỈ HƯU, NGHỈ MẤT SỨC LAO ĐỘNG
1- Đối tượng được hưởng trợ cấp
thêm hàng thàng quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg
bao gồm: cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân (không phân biệt
người hưởng lương hay sinh hoạt phí) chuyển ngành ra các cơ quan đảng, nhà nước
(kể cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang), mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội hưởng lương từ
ngân sách nhà nước nếu có đủ 3 điều kiện sau đây:
a- Chuyển ngành trước ngày 1
tháng 4 năm 1993 theo chế độ chuyển ngành đối với quân nhân theo quy định tại
Quyết định số 178/CP ngày 20 tháng 7 năm 1974 và Quyết định số 281/CP ngày 1
tháng 9 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ; đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân
dân theo quy định tại Quyết định số 47/CP ngày 21 tháng 2 năm 1975 của Hội đồng
Chính phủ; đối với cán bộ, nhân viên ngành cơ yếu hưởng chế độ chính sách như
cán bộ, nhân viên cơ yếu an ninh theo quy định tại quyết định số 131/CT ngày 22
tháng 5 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ)
b- Có đủ 20 năm trở lên phục vụ
trong quân đội, công an nhân dân;
c- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất
sức lao động hàng tháng (kể cả người được hưởng lại trợ cấp mất sức lao động)
trước và sau ngày ban hành Quyết định số 812/TTg.
2 - Mức trợ cấp thêm hàng tháng
quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg như sau:
Mức trợ cấp thêm Số năm phục vụ
trong quân đội Mức tiền lương
từ 1.1.1996 = công an nhân dân x
1% x tối thiểu
- Mức tiền lương tối thiểu hiện
nay được tính theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 là 120.000 đồng.
- Số năm phục vụ trong quân đội,
công an nhân dân tính theo năm tròn (đủ 12 tháng) .Trường hợp vừa có thời gian
phục vụ trong quân đội, vừa có thời gian phục vụ trong công an nhân dân thì được
cộng lại để tính tổng số năm phục vụ, nếu đứt quãng thì được cộng dồn.
Ví dụ:
Một người có 20 năm phục vụ
trong quân đội, sau đó chuyển sang ngành công an được 10 năm 9 tháng, đến tháng
5 năm 1990 chuyển ngành ra cơ quan hành chính, đến tháng 11 năm 1995 nghỉ hưu,
được tính trợ cấp thêm hàng tháng từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 như sau:
- Tổng số thời gian phục vụ
trong quân đội và công an nhân dân:
20 năm + 10 năm 9 tháng = 30 năm
9 tháng
- Thời gian được tính hưởng trợ
cấp: 30 năm
-Trợ cấp thêm hàng tháng từ ngày
1 tháng 1 năm 1996:
30 năm x 1% x 120.000đ = 36.000
đ
IV - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1 - Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị,
đối tượng ở địa phương và kiểm tra thực hiện chế độ trợ cấp đối với các đối tượng
quy định tại Thông tư này.
2- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có
trách nhiệm chỉ đạo bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã thực
hiện các thủ tục giải quyết trợ cấp, chi trả trợ cấp quy định tại Thông tư này.
Đồng thời, tổng hợp số lượng các loại đối tượng và kinh phí trợ cấp gửi Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
3 - Thủ tục hồ sơ để giải quyết
chế độ trợ cấp
a - Đối với người đang hưởng trợ
cấp mất sức lao động hàng tháng, bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có trách nhiệm
rà soát hồ sơ, nếu có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp dài hạn qui định tại mục
I thông tư này thì ra quyết định tiếp tục trợ cấp hàng tháng theo sổ trợ cấp đã
có của họ, không phải làm sổ trợ cấp mới.
b - Đối với
người thuộc diện được xem xét giải quyết lại trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng đối với người có đủ 20 năm làm việc trở lên và đã ngừng trợ cấp từ sau
ngày 1 tháng 3 năm 1990 thì phòng lao động- thương binh và xã hội quận, huyện,
thị xã căn cứ vào hồ sơ của đối tượng lập danh sách gửi sở lao động - thương binh
và xã hội tỉnh, thành phố. Sở lao động - thương binh và xã hội lập danh sách
chung và xác nhận số đối tượng của tỉnh, thành phố gửi bảo hiểm xã hội tỉnh,
thành phố. Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố căn cứ vào danh sách và hồ
sơ để ra quyết định cho đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động. Nếu có trường
hợp vướng mắc thì đề nghị sở lao động - thương binh và xã hội xem xét lại.
c- Đối với những
người hưu trí cô đơn có mức lương hưu dưới 180.000 đồng/tháng nếu sống ở cơ sở
nuôi dưỡng của ngành lao động - thương binh và xã hội thì Giám đốc cơ sở nuôi
dưỡng lập danh sách đề nghị giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xem xét và
quyết định. Đối với người hưu trí cô đơn sống ở xã, phường cần làm đơn có xác
nhận về hoàn cảnh gia đình của Uỷ ban nhân dân xã, phường đề nghị sở lao động -
thương binh và xã hội tỉnh , thành phố xem xét.
Sở lao động - thương binh và xã
hội lập danh sách, gửi bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố. Căn cứ danh sách này
Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố quyết định trợ cấp.
d- Đối với quân nhân, công an
chuyển ngành rồi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động:
- Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh,
thành phố căn cứ vào hồ sơ hưu, mất sức lao động hiện đang quản lý làm căn cứ
xác định thời gian phục vụ trong quân đội, công an nhân dân của từng người để
ra quyết định trợ cấp, không yêu cầu đối tượng phải tự khai hoặc làm đơn đề nghị.
- Đối với những người hiện còn
đang làm việc, khi nghỉ hưu yêu cầu đối tượng kê khai rõ quá trình phục vụ
trong quân đội, công an nhân dân trong hồ sơ hưu trí và thủ trưởng cơ quan, đơn
vị căn cứ vào lý lịch gốc để xác nhận.
- Trường hợp hồ sơ khai chưa rõ
thì yêu cầu đối tượng xuất trình các giấy tờ có liên quan như lý lịch cán bộ,
lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, sổ lao động, giấy chứng nhận huân, huy
chương để làm rõ thời gian phục vụ trong quân đội hoặc công an.
4- Kinh phí trợ cấp.
Nguồn kinh phí chi trả các khoản
trợ cấp quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước đảm bảo.
5- Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Những người được hưởng chế độ theo đúng quy định
tại Thông tư này được hưởng trợ cấp từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, nếu do thủ tục
làm chậm thì được truy lĩnh. Trường hợp có đủ điều kiện hưởng lại trợ cấp mất sức
lao động nhưng chưa được hưởng trợ cấp mà chết từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 trở
đi thì ngoài phần truy lĩnh trợ cấp, gia đình còn được giải quyết tiền chôn cất
và tìên tuất.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết