Thông tư 84-TT/NV năm 1958 hướng dẫn Thông tư 529-TTg quy định tạm thời về chế độ nửa cung cấp trong khu vực hành chính sự nghiệp do Bộ Nội Vụ ban hành

Số hiệu 84-TT/NV
Ngày ban hành 24/12/1958
Ngày có hiệu lực 08/01/1959
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Phan Kế Toại
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 84-TT/NV

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 529-TTG NGÀY 08-12-1958 CỦA THỦ TƯỚNG PHỦ QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ NỬA CUNG CẤP TRONG KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Kính gửi:

- Các Bộ trưởng các Bộ,
- Các Thủ trưởng cơ quan, đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh
- Ban Cán sự hành chính Lao - Hà – Yên

 

Thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1958, Thủ tướng phủ đã ban hành Thông tư số 529-TTg ngày 08-12-1958 về một số quy định tạm thời đối với chế độ nửa cung cấp.

Thông tư này của Bộ Nội vụ giải thích và hướng dẫn thêm một số điểm để các cơ quan thuộc khu vực hành chính và sự nghiệp thi hành được thống nhất.

I. - VỀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Chế độ nửa cung cấp của ta hiện nay có nhiều nhược điểm:

1) Các khoản cung cấp nói chung có nhiều tính chất bình quân.

2) Nhiều khoản từ trước tới nay chưa có quy định nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể, nên việc thi hành không thống nhất, từng cơ quan, từng địa phương tùy theo hoàn cảnh, khả năng và sự nhận thức chủ quan mà giải quyết, nên có tình trạng cùng một loại cán bộ như nhau mà người được, người không, người nhiều, người ít, nơi bỏ, nơi giữ, nơi cấp tiền thay khoản cung cấp, v.v... Tình trạng trên là một nguyên nhân làm cho chế độ tiền lương của ta không được thống nhất, gây ra thắc mắc so bì, ảnh hưởng tới đoàn kết.

3) Do thiếu tiêu chuẩn cụ thể, nên việc quản lý chế độ gặp nhiều khó khăn, ý thức tiết kiệm lại chưa được đề cao nên sinh ra lãng phí, làm tổn thiệt đến tài sản Nhà nước.

Vì vậy, Thủ tướng phủ ban hành một số quy định cần thiết nhằm giảm bớt bất hợp lý, thống nhất dần chế độ.

Thông tư số 529-TTg ngày 8-12-1958 của Thủ tướng phủ có nói: "Bản quy định tạm thời này dựa theo tình hình thực tế, theo tinh thần cần kiệm xây dựng nước nhà, đồng thời đảm bảo tương đối điều kiện sinh hoạt cho cán bộ, công nhân, nhân viên để công tác được tốt".

Các cơ quan cũng như cán bộ, công nhân, nhân viên cần nắm vững tinh thần đó, làm thế nào thực hiện được đúng mức, kết hợp chặt chẽ hai mặt, không lệch về mặt nào, như bản vị, muốn đầy đủ cho cá nhân, cho đơn vị mình mà không chiếu cố khó khăn chung, hoặc chỉ lo tiết kiệm mà để cho người cán bộ thiếu phương tiện sinh hoạt thật cần thiết để làm công tác được tốt.

Việc thi hành những quy định về chế độ nửa cung cấp có mặt thuận lợi như chủ trương có nhiều chỗ hợp lý và thống nhất hơn trước, chế độ lương lần này có cải tiến và tối đại bộ phận cán bộ, công nhân, nhân viên được tăng lương..., nhưng cũng gặp nhiều khó khăn như: vấn đề nửa cung cấp cò nhiều phức tạp và đã thành một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân, nhân viên, nay có thay đổi không khỏi đụng chạm, khả năng có hạn mà nhu cầu thì nhiều, nên mới chỉ giải quyết được những trường hợp và những nhu cầu thật cần thiết để cho cán bộ đỡ khó khăn mà làm công tác; điều kiện, hoàn cảnh mỗi nơi có thể khác nhau, khi thi hành không tránh khỏi sự chênh lệnh (thí dụ: nơi có điện nước, nơi không; nơi nhà rộng, nơi nhà hẹp mà không thể điều chỉnh được...); tình hình thu nhập khác nhau, tỷ lệ thu tiền quy định theo chức vụ, cũng sử dụng như nhau mà trả tiền khác nhau, v.v... Vì vậy, các cơ quan cần phổ biến thật kỹ tinh thần chính sách để cán bộ, công nhân, nhân viên thông suốt, thấy rõ trách nhiệm của mình mà góp sức trong việc thi hành. Cần làm cho cán bộ, công nhân, nhân viên thấy rõ: trong hoàn cảnh chung còn nhiều khó khăn, mỗi người đều ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà, thì người cán bộ, công nhân, nhân viên cũng còn phải chịu khó khăn và tự mình cố gắng khắc phục khó khăn đi đôi với sự săn sóc của Chính phủ; thì vấn đề sinh hoạt cũng như mọi vấn đề khác mới giải quyết được tốt.

Mặt khác, khi giải quyết cụ thể, cũng cần xét tình hình thực tế mà giải quyết cho sát với hoàn cảnh, chú trọng việc tổ chức sắp xếp cho hợp lý, nhưng tránh máy móc, cầu toàn quá.

II. – VỀ NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG

1) - Phân biệt phương tiện công tác và phương tiện sinh hoạt:

- Phương tiện công tác là những thứ sử dụng để làm công tác thí dụ: chỗ làm việc, bàn giấy, tủ đựng hồ sơ, quạt và đèn ở chỗ làm việc, nước rửa ô-tô...

- Phương tiện sinh hoạt là những thứ sử dụng trong sinh hoạt; thí dụ: nhà để ở, điện, nước, đồ dùng trong nhà ở.

Điều cần chú ý là những phương tiện sinh hoạt nói trong văn bản này là những thứ dùng cho bản thân người cán bộ, công nhân, nhân viên, còn có những thứ cũng thuộc về sinh hoạt nhưng là phúc lợi tập thể, như: nhà ăn, nơi giải trí, nhà vệ sinh, điện nước sử dụng cho sinh hoạt tập thể... thì không thuộc phạm vi văn bản này quy định.

Nều gặp trường hợp nhập nhằng khó phân biệt thì cần căn cứ vào yêu cầu của việc sử dụng và hoàn cảnh cụ thể của người sử dụng mà xác định; thí dụ: một người thường trực cơ quan, nếu nhiệm vụ thường xuyên phải ở chỗ làm việc thì nói chung chỗ ở đó coi là phương tiện công tác, nhưng có trường hợp người thường trực đó không có nhà riêng đàng nào cơ quan cũng phải bố trí chỗ ở nhưng vì nhiệm vụ thường trực, nên bố trí chỗ ở ngay bên cạnh chỗ thường trực, thì cũng coi là phương tiện sinh hoạt và thu tiền.

2. – Sử dụng trong tiêu chuẩn và ngoài tiêu chuẩn:

a) Tiêu chuẩn quy định trong Thông tư 529/TTg của Thủ tướng phủ là đã căn cứ trên nhu cầu về sinh hoạt của cán bộ, công nhân, nhân viên và khả năng cung cấp:

- Về nhu cầu sinh hoạt thì đã xét thấy có thể tương đối đảm bảo cho người cán bộ, công nhân, nhân viên có điều kiện làm công tác, không đến nỗi thiếu thốn quá.

- Về khả năng cung cấp thì giải quyết với mức như vậy cũng đã là một sự cố gắng trong hoàn cảnh hiện tại.

Khi áp dụng, các cơ quan cần căn cứ tinh thần chính sách và tình hình cụ thể mà áp dụng cho linh hoạt, thí dụ:

Đối với cán bộ có tiêu chuẩn nhà ở tối đa 30m2 có thể bố trí ở 1 buồng 10m2, 15m2 hoặc 2, 3 người 1 buồng 30m2 nếu không có gia đình: ở 1 buồng 15m2 nếu có vợ; ở 1 buồng 25m2, 30m2 nếu có cha mẹ, vợ, đông con...

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ