BỘ TÀI
CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 83/2014/TT-BTC
|
Hà Nội,
ngày 26 tháng 6 năm 2014
|
THÔNG
TƯ
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày
03/6/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật
Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ quy
định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục
hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc
áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa ở khâu nhập khẩu, sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam theo danh mục hàng hoá nhập khẩu Việt
Nam.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản
xuất và kinh doanh hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng;
2. Cơ quan quản lý thuế và các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Biểu
thuế giá trị gia tăng
Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành
kèm theo Thông tư này gồm:
1. Danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng
được chi tiết theo mã hàng 08 chữ số, mô tả hàng hoá theo Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính
và có chi tiết thêm mục “Riêng” với mô tả đặc tính hàng hoá theo đúng tên của
hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu
thuế giá trị gia tăng quy định tại Luật thuế
giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là Luật thuế giá trị gia tăng) và các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá
trị gia tăng.
2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
a) Ký hiệu (*) tại cột thuế suất trong
Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu
thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống
(mã hàng 0101.21.00); Xe dành cho người tàn tật (mã hàng 8713.10.00 và
8713.90.00) có ký hiệu (*) tại cột thuế suất có nghĩa là các mặt hàng thuộc 03
mã hàng này là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
b) Ký hiệu
(5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt
hàng thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% thống
nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại (bao gồm cả
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ bán mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, bông sơ chế cho doanh nghiệp,
hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại).
Ví dụ: Mặt hàng mủ cao su thiên nhiên
sơ chế (nhóm 40.01) có ký hiệu (5) tại cột thuế suất có nghĩa là mặt hàng này
áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản
xuất hay kinh doanh thương mại. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su cơ chế cho doanh
nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại vẫn thuộc đối tượng áp dụng
thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
c) Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất
trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập
khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh
thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản 3 Điều
4 Thông tư này.
d) Ký hiệu (10) tại cột thuế suất trong
Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng áp dụng mức thuế suất thuế
giá trị gia tăng là 10% thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay
kinh doanh thương mại.
Ví dụ: Mặt hàng bồn tắm (mã hàng
3922.10.10) có ký hiệu (10) tại cột thuế suất có nghĩa là mặt hàng này áp dụng
mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% ở khâu nhập khẩu thì cũng áp dụng
mức thuế suất giá trị gia tăng 10% ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh
thương mại.
e) Ký hiệu (*,10) tại cột thuế suất
trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là vàng nhập khẩu
dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản
phẩm khác (nhóm 71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu
nhập khẩu nhưng phải chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, gia công hay
kinh doanh thương mại với mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.
Điều 4. Hướng
dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế
giá trị gia tăng
1. Truờng
hợp hàng hoá được quy định cụ thể thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia
tăng hoặc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% hoặc 10% theo quy định của
Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế
giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó; trừ hàng
hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản; thiết bị, dụng cụ y
tế thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Ðiều 4 Thông tư này.
Ví dụ: Trong Biểu thuế giá trị gia
tăng có ghi mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của nhóm 87.05 “Xe chuyên dùng
có động cơ, trừ các loại được thiết kế chủ yếu dùng để chở người hay hàng hóa
(ví dụ, xe cứu hộ, xe cần cẩu, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe quét đường, xe
phun tưới, xe sửa chữa lưu động, xe chiếu chụp X-quang)” là 10% thì toàn bộ các
mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm 87.05 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng
là 10% nhưng trong trường hợp có các mặt hàng xe thuộc nhóm 87.05 được xác định
là khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định tại khoản 18 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng thì thuộc đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi
cho từng mã hàng 08 chữ số được áp dụng cho các mặt hàng thuộc mã hàng đó, trừ
các mặt hàng thuộc nhóm 04 chữ số được nêu tên cụ thể tại mục “Riêng” thì áp
dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi tại mục “Riêng”.
Ví dụ: Mặt hàng “Thước” thuộc mã hàng
9017.20.10 áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% nhưng “Thước dùng
để giảng dạy và học tập” thuộc nhóm 90.17 thì áp dụng thuế suất thuế giá trị
gia tăng là 5% ghi tại mục “Riêng” của nhóm 90.17.
3. Thuế suất
thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt (các sản phẩm cây trồng, sản
phẩm từ cây trồng); sản phẩm chăn nuôi (sản phẩm vật nuôi, sản phẩm từ vật nuôi,
bao gồm cả nội tạng và phụ phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật); lâm
sản, thủy sản, hải sản (có nguồn gốc tự nhiên và nuôi trồng) tại các chương 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18 của Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành
kèm theo Thông tư này thực hiện như sau:
a) Trường hợp là các sản phẩm qua chưa
chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các sản
phẩm: mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay (trừ sản
phẩm đã xay thuộc Chương 9, 10, 11, 12 của danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng
ban hành kèm theo Thông tư này), băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh,
đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo
quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfurơ, bảo quản theo
phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, bảo quản bằng muối (ướp muối, ngâm
nước muối), bảo quản ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch
bảo quản khác hoặc hình thức bảo quản thông thường khác, thực hiện theo mức
thuế suất (*, 5) ghi cụ thể tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông
tư này, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản này.
b) Thuế suất
thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực
phẩm tươi sống, ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng như sau:
b.1) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế
thông thường, thực phẩm tươi sống cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh
doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. Trên hoá
đơn giá trị gia tăng, ghi dòng giá bán là giá không có thuế giá trị gia tăng,
dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng không ghi, gạch bỏ.
Ví dụ: Tôm nguyên liệu (được làm sạch,
để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ, xẻ lưng, rút tim, cắt bụng, ép duỗi thẳng,
xếp vào vỉ, hút chân không, đông lạnh); mực tươi (làm sạch, phân loại, cắt
khúc, xếp khuôn, cấp đông); cá file; tôm, cá cấp đông; hạt điều (được phơi khô,
sàng, hấp, cắt tách, sấy khô, bóc vỏ lụa, hun trùng); lúa (thóc) xay xát ra
gạo, gạo đã qua công đoạn đánh bóng; phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản như tấm, trấu, cám, đầu tôm vỏ tôm, đầu cá,
xương cá, nội tạng và phế phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật, mỡ tươi
đều là sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh
thương mại.
b.2) Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh
nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng khi bán sản phẩm trồng trọt,
chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống ở khâu kinh
doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ 1% trên
doanh thu.
Ví dụ: Công ty lương thực B là cơ sở
kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nhập khẩu hoặc
thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì mặt hàng gạo ở khâu
nhập khẩu hoặc thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thuộc đối
tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp Công ty lương thực B bán
gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp
thuế giá trị gia tăng đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.
Công ty lương thực B bán gạo cho Công
ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B
không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng đối với số gạo bán cho Công
ty TNHH D.
Trên hoá đơn giá trị gia tăng lập,
giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là
giá không có thuế giá trị gia tăng, dòng thuế suất và thuế giá trị gia tăng
không ghi, gạch bỏ.
Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo
cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo mức thuế suất
thuế giá trị gia tăng là 5%.
c) Trường hợp không là sản phẩm qua sơ
chế thông thường nêu tại điểm a khoản này thì xác định là loại đã qua chế biến
và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thống nhất ở
khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
4. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế
thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập
khẩu dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác (gọi
chung là thức ăn chăn nuôi) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ: mặt hàng gạo, ngô, khoai sắn,
lúa mỳ chưa qua chế biến (kể cả làm thức ăn chăn nuôi) của tổ chức, cá nhân tự
sản xuất bán ra, ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia
tăng (không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% ở tất cả các khâu
như các thức ăn chăn nuôi khác).
5. Thiết bị,
dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi,
chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều
trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền
máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng
cho y tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Tổ
chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 10/8/2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi; Thông tư số 74/2009/TT-BTC
ngày 13/4/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 131/2008/TT-BTC; Thông tư số 84/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 của Bộ Tài chính
về việc sửa đổi Thông tư số 131/2008/TT-BTC;
3. Trường hợp
có phát sinh vướng mắc hoặc thuế giá trị gia tăng áp dụng không thống nhất đối
với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong
nước thì khi kê khai, tính thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu thực hiện
theo quy định tại Thông tư này, đồng thời tổ chức, cá nhân, cơ quan thuế, cơ
quan hải quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để hướng dẫn thực hiện thống
nhất./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân TC;
- Viện Kiểm sát nhân dân TC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (PXNK).
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|