Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư 79/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 75/1998/QĐ-TTg quy định về mã số đối tượng nộp thuế do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 79/1998/TT-BTC
Ngày ban hành 12/06/1998
Ngày có hiệu lực 25/05/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 79/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 79/1998/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 75/1998/QĐ-TTG NGÀY 4 THÁNG 4 NĂM 1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

Căn cứ vào các Luật thuế và Pháp lệnh thuế.
Thi hành Quyết định số 75/1998/NĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc đăng ký thuế, cấp và sử dụng mã số xác định đối tượng nộp thuế (gọi tắt là mã số thuế) như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG CẤP MÃ SỐ THUẾ:

Các đối tượng thuộc diện phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế theo quy định trong các Luật thuế và Pháp lệnh thuế Việt Nam: Luật thuế doanh thu, Luật thuế Lợi tức (từ năm 1999 là Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Xuất nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Pháp lệnh thuế Môn bài, Pháp lệnh thuế tài nguyên, thu sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh thuế nhà, đất, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,...

II- MÃ SỐ THUẾ:

Mã số đối tượng nộp thuế là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng đối tượng nộp thuế. Mã số thuế được chia thành hai loại như sau:

1- Mã số thuế cấp cho các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp, cá nhân độc lập và các doanh nghiệp thành viên: cấu trúc mã số gồm 10 chữ số bố trí như sau:

N1N2 - N3N4N5N6N7N8N9-N10

Trong đó:

Hai chữ số đầu N1N2 là mã tỉnh (nơi cấp mã số thuế) theo quy định của Luật ngân sách.

Bẩy chữ số tiếp theo N3N4N5N6N7N8N9 được đánh theo số thứ tự từ 0.000.001 đến 9.999.999 gắn cho từng đối tượng nộp thuế.

Chữ số tiếp theo N10 là chữ số kiểm tra. Chữ số kiểm tra được tính theo công thức tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

2- Mã số thuế cấp cho các đối tượng nộp thuế là các đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp: cấu trúc mã số gồm 13 số bố trí như sau:

N1N2- N3N4N5N6N7N8N9 -N10-N11N12N13

Trong đó:

Các chữ số N1 đến N10 là mã số thuế của doanh nghiệp chủ quản của đơn vị trực thuộc đó.

Các chữ số N11N12N13 là các số thứ tự đánh số từ 001 đến 999 được gán cho từng đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thành viên trong Thông tư này được hiểu là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ thuộc một doanh nghiệp khác và do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Bộ, cơ quan quản lý nhà nước ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quyết định thành lập. Các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp là các đơn vị sản xuất, kinh doanh, kể cả các cửa hàng, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp của doanh nghiệp có kinh nghiệm do các doanh nghiệp quyết định thành lập, không có tư cách pháp nhân đầy đủ.

Các Doanh nghiệp có các Doanh nghiệp thành viên hoặc đơn vị trực thuộc được gọi tắt là Doanh nghiệp chủ quản của các Doanh nghiệp thành viên và các đơn vị trực thuộc đó. Các đơn vị trực thuộc tự thành lập các đơn vị trực thuộc mình sẽ không được coi là Doanh nghiệp chủ quản. Cuối mã số thuế có một chữ số N0 là mã số phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng để thể hiện đối tượng nộp thuế có phải nộp thuế Giá trị gia tăng hay không, nếu phải nộp thuế Giá trị gia tăng thì áp dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng nào. Chữ số này không phải thành phần của mã số thuế nhưng luôn luôn được đặt cạnh mã số thuế như một phần không thể thiếu của mã số thuế. Chữ số này có 4 giá trị như sau:

Giá trị 0 ứng với đối tượng nộp thuế không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Giá trị 1 ứng với phương pháp khấu trừ thuế.

Giá trị 2 ứng với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Giá trị 3 ứng với phương pháp ấn định giá trị gia tăng trên doanh thu bán hàng.

Giá trị 4 ứng với phương pháp ấn định mức doanh thu tính thuế.

Mỗi một đối tượng nộp thuế chỉ được cấp một mã số duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động (riêng đối với mã số phương pháp nộp thuế Giá trị gia tăng N0 thì sẽ thay đổi khi đối tượng nộp thuế được thay đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng).

III- KÊ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ:

1- Mẫu đăng ký thuế:

[...]