Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 71/2003/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 71/2003/TT-BNN
Ngày ban hành 25/06/2003
Ngày có hiệu lực 04/08/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Huy Ngọ
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 71/2003/TT-BNN

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 71/2003/QĐ-BNN, NGÀY 25 THÁNG 06 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2003/NĐ-CP NGÀY 19/3/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUI ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Để hướng dẫn thực hiện đúng và có hiệu quả Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Nghị định này đã được đăng Công báo ngày 10/4/2003 và có hiệu lực từ ngày 25/4/2003. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật được qui định tại Điều 1 của Nghị định, cần chú ý những điểm sau:

a) Hành vi bị xử phạt phải là những hành vi vi phạm được qui định tại Nghị định số 26/2003/NĐ-CP. Khi thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm có một trong các dấu hiệu như: Trị giá (về số lượng, về tiền) hàng vi phạm lớn, tính chất vụ vi phạm phức tạp, tái phạm nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng thì trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cơ quan xử phạt phải trao đổi ý kiến với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp.

b) Trong trường hợp cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì những vụ vi phạm này phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của Nghị định số 26/2003/NĐ-CP.

2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức qui định tại Điều 2 của Nghị định được hiểu như sau:

a) Cá nhân gồm: Người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch có đủ năng lực hành vi theo qui định của pháp luật Việt Nam.

b) Tổ chức gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính qui định tại Điều 3 của Nghị định, cần chú ý những điểm sau:

a) Trong trường hợp một người trong cùng một thời điểm có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

- Nếu các hành vi vi phạm này đều thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì ra một quyết định xử phạt chung, nhưng phải ghi rõ từng hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt đối với từng hành vi;

- Nếu một trong các hành vi vi phạm có mức tiền phạt, trị giá tang vật phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật lên cấp có thẩm quyền xử phạt.

b) Không xử phạt đối với người có hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình được qui định tại Khoản 5, Điều 3 của Nghị định nếu được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.

c) Trong quá trình xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và vận chuyển quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nếu có hành vi vi phạm hành chính thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải tiến hành kiểm dịch theo qui định và nộp đủ phí và lệ phí kiểm dịch thực vật theo qui định hiện hành.

II. CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Phạt cảnh cáo: chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm có qui định hình thức phạt cảnh cáo và chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, do lỗi vô ý, có tình tiết giảm nhẹ, chưa gây hậu quả và chưa đến mức cần phạt tiền.

b) Phạt tiền: Mức phạt tiền trong từng khung xử phạt được áp dụng như sau:

- Phạt tiền ở mức khởi điểm của khung xử phạt nếu vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền mức trung bình của khung xử phạt nếu có từ một đến hai tình tiết tăng nặng nhưng không phạm vào một trong các tình tiết:

+ Vi phạm có tổ chức;

+ Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

+ Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm.

Cách tính như sau:

Phạt tiền mức thấp nhất + Phạt tiền mức cao nhất

- Phạt tiền ở mức cao của khung xử phạt nếu có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm một trong ba tình tiết tăng nặng nói trên.

[...]