Thông tư 61/2005/TT-BTC sửa đổi Thông tư 49/2003/TT-BTC hướng dẩn quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ tài chính ban hành

Số hiệu 61/2005/TT-BTC
Ngày ban hành 04/08/2005
Ngày có hiệu lực 27/08/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Huỳnh Thị Nhân
Lĩnh vực Bảo hiểm

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 61/2005/TT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2005

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 61/2005/TT-BTC NGÀY 4 THÁNG 8 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 49/2003/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2003 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 144/2005/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 49/2003/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2003 về việc hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

I. CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:

1. Tiết 1.3, điểm 1, mục II, phần I sửa lại như sau:

“Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bảo hiểm xã hội được Chính phủ duyệt, Bộ Tài chính thông báo cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phân bổ và giao nhiệm vụ chi cho các đơn vị trực thuộc. Việc phân bổ và giao dự toán chi bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.”

2. Tiết 3.4, điểm 3, mục II, phần I sửa lại như sau:

“Kinh phí từ ngân sách trung ương cấp trả Quỹ Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo đúng chế độ, chính sách và không vượt quá dự toán năm được giao. Sau khi Bộ Tài chính thông báo số quyết toán năm trước, trường hợp còn kinh phí dư chưa quyết toán thì tính giảm trừ số cấp trả Quỹ BHXH năm sau; trường hợp kinh phí ngân sách nhà nước cấp thiếu so với số quyết toán thì bố trí vào dự toán của năm liền kề với năm Bộ Tài chính ký thông báo duyệt quyết toán để hoàn trả.”

3. Điểm 2, mục I, phần II sửa lại như sau:

“2. Quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc được hình thành từ các nguồn:

2.1. Tiền đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội, xã hội nghề nghiệp. Mức đóng bằng 3% tổng quỹ tiền lương, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%.

2.2. Đóng BHYT cho người là đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng. Mức đóng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung.

2.3. Tiền đóng BHYT cho người hưởng lương hưu (kể cả cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ hưu), trợ cấp mất sức lao động. Mức đóng bằng 3% mức lương hưu, trợ cấp.

2.4. Tiền đóng BHYT cho người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su; người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/05/2000 của Thủ tướng Chính phủ; người có công với cách mạng; người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng; thân nhân sĩ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ, thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức đóng hàng tháng bằng 3% tiền lương tối thiểu chung.

2.5. Tiền đóng BHYT cho người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo. Mức đóng là 50.000đ/người/năm.

2.6. Tiền đóng BHYT cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam. Mức đóng bằng 3% xuất học bổng.

2.7. Lãi từ hoạt động đầu tư Quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc.

2.8. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2.9. Các khoản khác (nếu có).

Tiền lương của người lao động làm căn cứ đóng BHXH, BHYT theo tiết 1.1, 1.2, 2.1 nêu trên bao gồm: tiền lương ngạch, bậc, cấp hàm, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực (nếu có). Tổng Quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT của tất cả người lao động trong đơn vị thuộc diện phải tham gia đóng BHXH, BHYT bắt buộc”.

4. Điểm 2, mục III, phần II sửa lại như sau:

“2. Quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc dùng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho những người có thẻ, phiếu khám, chữa bệnh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:

2.1. Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.

2.2. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

2.3. Thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế.

2.4. Máu, dịch truyền.

2.5. Các thủ thuật, phẫu thuật.

2.6. Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ