Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Thông tư 44/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành

Số hiệu 44/2009/TT-BCA
Ngày ban hành 13/07/2009
Ngày có hiệu lực 27/08/2009
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Lê Hồng Anh
Lĩnh vực Quyền dân sự

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 44/2009/TT-BCA

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

- Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
- Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

- Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân và áp dụng đối với cơ quan, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện công tác quản lý xuất, nhập cảnh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác xuất, nhập cảnh.

Điều 2: Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh

1. Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân nhằm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ công an; bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và người nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tạo điều kiện để công dan tham gia giám sát, kiểm tra, chống quan liêu, phiền hà, tiêu cực trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân.

2. Thực hiên dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh nhằm xây dựng lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong tình hình mới.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh

1. Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực xuất nhập cảnh phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và người nước ngoài trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý xuất, nhập cảnh.

Điều 4. Nội dung công tác quản lý xuất, nhập cảnh

Công tác quản lý xuất, nhập cảnh bao gồm các công việc liên quan đến giải quyết thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh; kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ở cửa khẩu; thủ tục thường trú, tạm trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; thủ tục tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú; kiểm tra cư trú đối với người nước ngoài; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh; giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân là cơ quan được giao thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 của Thông tư này bao gồm: Cục Quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ Công an, các đơn vị quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2. Lực lượng thực hiện công tác quản lý xuất, nhập cảnh bao gồm cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân.

3. Người liên quan công tác quản lý xuất, nhập cảnh là công dân Việt Nam và người nước ngoài; cán bộ, nhân viên của các cơ quản lý tổ chức của Việt Nam và của nước ngoài (sau đây gọi chung là người đến làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh)

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ XUẤT, NHẬP CẢNH

Điều 6. Nơi tiếp người đến làm thủ tục xuất, nhập cảnh và nội dung niêm yết công khai

1. Nơi tiếp người đến làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, người đến góp ý, khiếu nại, tố cáo phải có biển hiệu đề tên cơ quan; phải đảm bảo diện tích và có trang bị cần thiết.

2. Tại nơi tiếp người đến làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh phải niêm yết công khai (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) các nội dung sau:

a) Nội quy cơ quan; lich tiếp người đến làm thủ tục, sơ đồ chỉ dẫn nơi làm thủ tục;

[...]