Thông tư 22-LĐTT năm 1957 hướng dẫn thưởng tăng năng suất trên các công trường do Bộ Lao động ban hành
Số hiệu | 22-LĐTT |
Ngày ban hành | 19/10/1957 |
Ngày có hiệu lực | 19/10/1957 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động |
Người ký | Nguyễn Văn Tạo |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
LAO ĐỘNG |
VIỆT
|
Số: 22-LĐTT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1957 |
HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN THƯỞNG TĂNG NĂNG SUẤT TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG
BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: |
-Các Bộ và các ngành quản lý
công trường |
Chế độ thưởng tăng năng suất hiện đang áp dụng trên các công trường là do những quy định trong thông tư Liên bộ số 4-TT/LB ngày 27-1-1956 và thông tư Liên bộ số 19-TT/LB ngày 27-10-1956 về chế độ lao động trên các công trường và thông tư Liên bộ Tài chính – Lao động số 9-TT/LB ngày 15-5-1956 về thưởng tăng năng suất. Trong quá trình thực hiện đã đem lại kết quả bước đầu về mặt đẩy mạnh sản xuất cũng như về mặt bồi dưỡng một phần những công nhân có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm. Nhưng cho tới nay việc chấp hành chế độ thưởng tăng năng suất trên các công trường còn lẻ tẻ, chưa thống nhất, còn nhiều nơi đang gặp mắc mứu, khó khăn về nội dung và phương pháp.
Sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, các ngành liên quan, Bộ Lao động tạm ra thông tư này quy định một số nguyên tắc, đặt cơ sở cho việc thực hiện thống nhát chế độ thưởng tăng năng suất trên các công trường:
Hiện nay trên một số công trường, đã thực hiện dần dần lương khoản. Nhưng vì hoàn cảnh có nhiều khó khăn phức tạp như việc quản lý công trường chưa được thật hợp lý, mức khoản bước đầu xây dựng chưa được chính xác, cán bộ có đủ khả năng chuyên trách về lương khoản còn thiếu cho nên còn có nhiều đơn vị, nhiều bộ phận chưa có điều kiện thực hiện chế độ lương khoản. Trong tình hình đó để khuyến khích công nhân lao động, phát huy nhiệt tình lao động, nâng cao năng suất lao động, thi đua hoàn thành kế hoạch đồng thời bồi dưỡng kịp thời những người cố gắng, có thành tích trong sản xuất và xây dựng, cần thực hiện rộng rãi chế độ thưởng tăng năng suất
II. NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA CHẾ ĐỘ THƯỞNG TĂNG NĂNG SUẤT
Thưởng tăng năng suất phải căn cứ vào nguyên tắc: tăng nhiều thưởng nhiều, tăng ít thưởng ít, không tăng không thưởng. Có tăng năng suất nhưng phải bảo đảm những tiêu chuẩn kỹ thuật đã định mới được tính thưởng. Căn cứ vào những trường hợp sau đây mà tính tăng năng suất:
Những cá nhân hay đơn vị (nhóm, tổ) nếu hoàn thành khối lượng công việc đúng thời hạn ấn định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật là đạt được mức, hoàn thành trước thời hạn là vượt mức, hoàn thành sau thời hạn là không đạt mức.
Trường hợp cố gắng vượt mức sản xuất, rút ngắn thời hạn, bảo đảm chất lượng đã quy định, cá nhân hay đơn vị vượt mức được tính thưởng tăng năng suất.
Nếu trong thời hạn ấn định, cả đơn vị hay cá nhân không đảm bảo được mức thì vẫn được lĩnh đủ tiền công, không phải làm bù và cũng không bị trừ bớt lương, nhưng phải kịp thời kiểm điểm tìm nguyên nhân và có kế hoạch bổ cứu.
Thí dụ 1: Ở một công trường sản xuất đá:
Một A có 10 người, tiêu chuẩn một công (cả sản xuất và vận chuyển bao gồm các việc đục choòng, phá đá hộc và đập thành đá dăm) là 0m3,600, hôm đó toàn A sản xuất được 7m3,200 như thế là, tăng được 1m3,260.
Thí dụ 2: Ở một công trường thủy lợi:
Giao đắp 1.000 thước khối đê tinh là 1.000 công (cộng tiêu chuẩn đắp 1 thước khối đê là 1 công) mà chỉ làm 900 công đã xong thì vẫn trả 1.000 công, chênh lệch 1.000 – 900 = 100 công là tăng năng suất.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN THƯỞNG TĂNG NĂNG SUẤT
1) Đạt mức:
Mức để tính thưởng là mức trung bình tiên tiến, có căn cứ kỹ thuật.
Định mức sát đáng phải căn cứ vào thực tế sản xuất, có nghiên cứu những nhân tố thường chi phối thì giờ dùng trong sản xuất của người công nhân, có quan sát về các mặt trong sản xuất như: địa điểm công tác, điều kiện hoàn cảnh làm việc, quá trình sản xuất, vấn đề cung cấp dụng cụ, nguyên vật liệu, vấn đề sử dụng công suất máy và động tác của người thợ. Trong những nhân tố đó, có chỗ nào bất hợp lý có biện pháp cải tiến. Ngoài ra còn phải giúp đỡ công nhân giải quyết khó khăn trong sản xuất, phân tích để công nhân học tập kinh nghiệm, phương pháp làm việc và những thành tích về mặt nâng cao hiệu suất sản xuất lao động của các chiến sĩ thi đua, các đơn vị sản xuất tiên tiến.
Có dựa trên những cơ sở phân tích, nghiên cứu tìm ra mức thì mức mới thể hiện được tính chất trung bình tiên tiến, có căn cứ kỹ thuật.
Hiện nay do trình độ quản lý công trường, khả năng cán bộ và yếu cầu của sản xuất, phương pháp định mức có thể tuỳ hoàn cảnh sản xuất và xây dựng thực tế từng nơi kết hợp ba mặt:
a) Thống kê, theo dõi mức sản xuất đã đạt được của đa số công nhân tiến bộ trong sản xuất trong một thời gian trước. Nếu không có điều kiện thống kê thfi tổ chức cho làm thử trong một số công nhân thành thạo sau khi được giáo dục kỹ chính sách.
b) Theo dõi trong công tác sản xuất, phát hệin những giờ chế, những động tác thừa, những bất hợp lý trong cách tổ chức lao động, việc bố trí dụng cụ, sử dụng nguyên vật liệu.
c) Trên cơ sở những số liệu và tình hình đã nắm được, cán bộ kỹ thuật chuyên môn cùng với cán bộ công đoàn, chiến sĩ thi đua tính toán kỹ để định mức, sau khi đã phân tích những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, nghiên cứu cải tiến tổ chức lao động, bố trí dụng cụ, nguyên vật liệu, cải tiến phương pháp làm việc. Khi đã có dự kiến sẽ tổ chức cho quần chúng tham gia ý kiến rồi mới quyết định. Như vậy có thể bảo đảm mức năng suất thích hợp với thực tế.
Để xây dựng mức được chính xác và bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, mỗi cơ sở sản xuất cần có cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi, thống kê, nghiên cứu hướng dẫn và xây dựng mức.