Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 05/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 05/2005/TT-BTNMT
Ngày ban hành 22/07/2005
Ngày có hiệu lực 16/08/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Nguyễn Công Thành
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 05/2005/TT-BTNMT

Hà Nội; ngày 22 tháng 07 năm 2005

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 05/2005/TT-BTNMT NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước (sau đâu gọi tắt là Nghị định số 34/2005/NĐ-CP).

2. Đối tượng áp dụng

Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài sinh sống, hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không phải là tội phạm.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

a) Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực tài nguyên nước mà có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

b) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.

4. Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.

5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

5.1. Tình tiết giảm nhẹ bao gồm:

a) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nhưng đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn, làm giảm mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, làm giảm tác hại của hành vi vi phạm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tự nguyện khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại;

b) Cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;

c) Vi phạm trong trạng thái bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác;

d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Cá nhân vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật, làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

g) Vi phạm do trình độ nhận thức lạc hậu về bảo vệ tài nguyên nước.

5.2. Tình tiết tăng nặng bao gồm:

[...]