Thông tư 01/1999/TT-BTC hướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã, thị trấn, phường do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 01/1999/TT-BTC
Ngày ban hành 04/01/1999
Ngày có hiệu lực 01/01/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 1 năm 1999

 

THÔNG TƯ

BỘ TÀI CHÍNH SỐ 01/1999/TT/BTC NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN, PHƯỜNG

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã, thị trấn, phường như sau:

Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Ngân sách xã, thị trấn, phường là một bộ phận của Ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, phường (dưới đây gọi chung là cấp xã) xây dựng, quản lý và Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sát thực hiện.

2. Ngân sách xã được xây dựng bằng các nguồn thu được phân cấp và chi thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Mọi khoản thu, chi ở xã phải được phản ánh vào ngân sách xã để Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và kiểm tra thực hiện.

4. Ngân sách xã được ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu và số bổ sung của ngân sách cấp trên từ 3 đến 5 năm; thời gian cụ thể của từng thời kỳ ổn định do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi giao dự toán ngân sách nhà nước năm đầu thời kỳ ổn định.

5. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định, kể cả số bổ sung từ ngân sách cấp trên (nếu có). Cụ thể:

5.1. Đối với ngân sách xã, thị trấn:

- Nhiệm vụ chi thường xuyên cân đối với các nguồn thu được phân cấp (không kể các nguồn thu để chi cho một số mục tiêu cụ thể như thu do nhân dân đóng góp, thu lao động công ích, thu kết dư), nếu thiếu được ngân sách cấp trên cấp bổ sung.

- Chi đầu tư phát triển cân đối chủ yếu từ nguồn thu nhân dân đóng góp, thu lao động công ích, từ thu ngân sách xã, thị trấn sau khi đã cân đối đủ chi thường xuyên và kết dư ngân sách xã (nếu có); ngoài ra được bổ sung một phần từ ngân sách cấp trên theo sự phân cấp của tỉnh.

5.2. Đối với ngân sách phường:

Các khoản thu được phân cấp để đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên quy định, nếu thiếu được ngân sách cấp trên bổ sung, nếu thừa được bố trí chi bổ sung cho các hoạt động và sửa chữa các cơ sở văn hoá - xã hội - phúc lợi của phường.

6. Quản lý ngân sách xã theo nguyên tắc dân chủ, công khai:

- Dự toán, quyết toán ngân sách xã hàng năm đã được cấp có thẩm quyền quyết định, các chương trình, dự án do Nhà nước, tổ chức cá nhân đầu tư trực tiếp cho xã, các khoản tiền uỷ quyền cho xã thực hiện, kết quả thanh tra, kiểm tra phải thông báo cho nhân dân biết.

- Dự án huy động sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho ngân sách xã để xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi trình Hội đồng nhân dân xã hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định phải lấy ý kiến nhân dân, sau khi thực hiện phải thông báo kết quả cho nhân dân biết.

7. Xã có nhiệm vụ quản lý các loại tài sản công của xã kể cả tài sản của Nhà nước, tài sản vắng chủ nằm trên địa bàn xã chưa rõ cơ quan nào quản lý.

8. Tổ chức Ban Tài chính xã:

- Uỷ ban nhân dân xã phải tổ chức Ban Tài chính để giúp Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và thực hiện dự toán thu chi ngân sách, lập báo cáo ngân sách hàng tháng, quyết toán ngân sách năm, tổ chức quản lý tài sản và tài chính Nhà nước trên địa bàn theo quy định.

- Ban Tài chính gồm có:

+ Một Trưởng ban là uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác tài chính.

+ Phụ trách kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tối thiểu phải có trình độ sơ cấp đối với miền núi hoặc trung cấp đối với các vùng khác).

+ Một thủ quỹ (hoặc có thể một cán bộ xã kiêm nhiệm).

Việc tuyển chọn và chế độ đối với cán bộ tài chính kế toán xã thực hiện theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 99/LT ngày 19 tháng 5 năm 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Phần 2:

NỘI DUNG THU, CHI CỦA NGÂN SÁCH XÃ

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ